Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 52,7 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 3,8 triệu đồng/lượng so với
giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều 13/1.
Giá vàng thế giới
Tại thị trường thế giới, giá vàng hôm nay 14/1 trên sàn Kitco đang giao dịch ở mức 1.849,60 - 1.850,10 USD/ounce, giảm 7 USD/ounce so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua. Giá vàng kỳ hạn tháng 2 tăng 14,2 USD lên 1858,3 USD/ounce.
Thị trường chứng khoán toàn cầu hôm nay biến động trái chiều. Các chỉ số chứng khoán của Mỹ đang ổn định tạo áp lực giá vàng khó tăng mạnh. Ngoài ra, giá vàng thế giới vẫn còn một chút lo lắng trước lễ nhậm chức tổng thống tiếp theo của Joe Biden, trong bối cảnh những kẻ cực đoan đe dọa bạo lực trên khắp nước Mỹ.
Hiện giới đầu tư đang theo dõi sát các diễn biến mới liên quan tới lễ nhậm chức tổng thống tiếp theo của ông Joe Biden, trong bối cảnh những kẻ cực đoan đe dọa bạo lực trên khắp nước Mỹ và Hạ viện Mỹ chuẩn bị để luận tội Tổng thống Trump lần thứ hai trong tuần cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống.
Giới đầu tư hôm thứ Tư theo giờ địa phương còn đón nhận dữ liệu kinh tế Mỹ khi chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 tăng 0,4% so với tháng 11, cao hơn con số này trong tháng 11 là 0,2%. So với cùng kỳ năm ngoái, CPI tháng 12 năm 2020 của Mỹ tăng 1,3%. Dấu hiệu này cũng với những đồn đoán về lạm phát sẽ gia tăng trong những tháng tới đang tác động tới tâm lý nhà đâu tư.
Phiên đêm hôm qua, lợi tức trên trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm nhích nhẹ lên 1,126%. Ngoài ra, trên các thị trường khác cũng chứng kiến sự thay đổi: Chỉ số đô la Mỹ tăng nhẹ, giá dầu thô kỳ hạn trên sàn Nymex cũng nhích nhẹ lên quanh 53,40 USD/thùng.
Theo giới phân tích, thị trường vàng đang kỳ vọng khoản tiền trợ cấp 2.000 USD cho mỗi công dân Mỹ sớm được Quốc hội nước này thông qua, các gói chi tiêu mạnh mẽ hơn nữa chính quyền Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden triển khai trong tương lai.
Các yếu tố đều có lợi cho giá vàng khi nỗi lo sợ lạm phát sẽ sớm trở lại. Từ đó, giới đầu tư có thể tăng nhu cầu trú ẩn vào vàng, thúc đẩy giá kim loại quý này đi lên.
Giá vàng trong nước
Giá
vàng SJC tại thị trường TP.HCM được Công ty SJC niêm yết 55,80-56,30 triệu đồng/lượng, giảm 100 nghìn đồng so với cùng thời điểm phiên trước. Mức giảm này cũng đồng thời khiến chiều mua vào mất mốc 56 triệu đồng mới tái lập ở phiên trước. Khoảng cách chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra vẫn là 500.000 đồng/lượng.
Giá vàng Doji vẫn duy trì giá mua vào là 55,80 triệu đồng/lượng giảm 100.000 đồng/lượng, nhưng chiều bán ra lại giảm nhẹ 50.000 nghìn đồng về 56,350 triệu đồng/lượng.

Cũng niêm yết 55,80-56,30 trệu đồng/lượng, hệ thống Phú Quý cũng điều chỉnh giảm 100 nghìn đồng với giá vàng SJC so với phiên ngày hôm qua.
Tại Bảo Tín Minh Châu, vàng SJC cũng không giữ được đà tăng của phiên sáng. Do đó, giá vàng được điều chỉnh giảm 100.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và bán ra. Hiện công ty này niêm yết giá vàng SJC ở 55,81 - 56,30 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng 999,9 thương hiệu vàng Rồng Thăng Long ở 54,88 - 55,58 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Dự báo giá vàng
Về mặt kỹ thuật, đến phiên hôm nay, xu hướng giảm giá bị đánh giá là khá đáng ngại đang hình thành trên biểu đồ ngày. Mục tiêu tăng giá tiếp theo là phải tạo ra mức đóng cửa trên mức kháng cự vững chắc ở mức cao nhất của tuần trước là 1.962,50 USD. Ngược lại, mục tiêu giá giảm trong ngắn hạn tiếp theo đẩy giá vàng xuống dưới mức hỗ trợ kỹ thuật vững chắc 1.767,20 USD/ounce.
Về dài hạn, triển vọng chung của thị trường vàng vẫn được nhiều tổ chức đánh giá khá tích cực. Vàng được lợi giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu thực tế vẫn thấp và đồng USD vẫn diễn biến theo hướng đi xuống kể từ đầu năm. Dù vậy, vàng có thể sẽ giảm giá trong ngắn hạn nếu thị trường đồng USD cân bằng.
Theo hai chuyên gia này, vàng đang trải qua tuần thứ hai của năm mới không mấy thuận lợi khi đánh mất mốc quan trọng 1.900 USD/ounce trong bối cảnh USD và lợi suất của Mỹ cao hơn. Tuy nhiên, về dài hạn, vàng là một chu kỳ tăng giá trong nhiều năm và sẽ được hỗ trợ nhiều bởi sự giảm giá của đồng bạc xanh.
Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã ở thế bán ròng vàng trong tháng 11 với dự trữ vàng toàn cầu chính thức giảm 6,5 tấn. Trước đó vào tháng 8 và 9, các ngân hàng cũng bán ròng lượng vàng nắm giữ.
Giám đốc nghiên cứu của WGC Krishan Gopaul cho biết, 23,3 tấn vàng được bán ra, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ là nước dẫn đầu; thế nhưng, một số nước mua vào 16 tấn để bổ sung lượng dự trữ như Uzbekistan với 8,4 tấn, Qatar với 3,1 tấn, Ấn Độ với 2,8 tấn và Kazakhstan với 1,7 tấn.
Nhu cầu của ngân hàng trung ương đối với vàng đã trở nên dễ biến động, do sự không chắc chắn và áp lực chi tiêu tài khóa ngày càng gia tăng bởi đại dịch Covid-19. Dù bán ròng 3 tháng, nhìn chung trong năm 2020, ngân hàng trung ương các nước vẫn ở trạng thái mua.
Chuyên gia phân tích kim loại cấp cao của Kitco Jim Wyckoff nhận định, sự phục hồi của chỉ số USD Index và lợi suất tăng sẽ là yếu tố gây áp lực đối với vàng trong ngắn hạn. Chỉ số USD Index bật tăng từ mức chạm đáy ba năm, được ghi nhận vào tuần trước khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm vượt mức 1% lần đầu tiên kể từ tháng 3/2020.
Xem thêm: Giá vàng hôm nay 13/1/2021: Chưa bắt được đà tăng, vàng thế giới chỉ tăng nhẹ
Nguyễn Dung