Google phải đối mặt với 3 vụ kiện lớn chỉ trong vòng 2 tháng

12:33 | 18/12/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Google hiện phải đối mặt với vụ kiện chống độc quyền lần thứ 3 của chính phủ Mỹ chỉ trong trong vòng chưa đầy hai tháng, lần này là từ một nhóm gồm 38 tiểu bang và vùng lãnh thổ nước Mỹ.
Một nhóm gồm 38 tiểu bang và vùng lãnh thổ Mỹ đã tham gia vào vụ kiện, trong đó cáo buộc Google đã lạm dụng sức mạnh nhằm thống trị thị trường tìm kiếm trên các thiết bị công nghệ.
 
Các bang yêu cầu tòa án kết luận Google vi phạm luật chống độc quyền, có thể dẫn đến khả năng phải bán tài sản.
 
Bộ trưởng Tư pháp Nebraska Doug Peterson cho biết, các tiểu bang không yêu cầu google tiền bồi thường, vì phạt google không khách gì “đá vào chân con khỉ đột”.
 
Nhân viên của Google diễu hành ở San Francisco, cầm một tấm biển
Nhân viên của Google diễu hành ở San Francisco, cầm một tấm biển "Đừng trở nên xấu xa"
 
Trong phản ứng trước vụ kiện, Google nhắc lại quan điểm của mình cho rằng cạnh tranh trong lĩnh vực tìm kiếm với các đối thủ của họ là TripAdvisor và Expedia là rất khắc nghiệt và bất kỳ thay đổi nào mà Google thực hiện đều mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.
 
Các bang đang yêu cầu hợp nhất vụ kiện này của họ với một vụ kiện của Bộ Tư pháp vào tháng 10, theo một tuyên bố từ văn phòng tổng chưởng lý Colorado.
 
Đơn khiếu nại được đệ trình hôm thứ Năm (17/12) tập trung vào hoạt động kinh doanh tìm kiếm và quảng cáo tìm kiếm của Google, cũng như những gì họ cáo buộc Google trong việc sử dụng các thỏa thuận đặc biệt nhằm thống trị các công nghệ mới. Ngoài ra, đơn kiện còn tập trung vào những thỏa thuận, hành vi độc quyền của công ty truy vấn, điển hình như việc Google cấm các công nghệ trợ lý ảo khác như Alexa xuất hiện trên những thiết bị sử dụng Google Assistant. Cáo buộc này bắt nguồn từ những lo ngại của nhà sản xuất loa Sonos và nhiều công ty khác.
 
Bộ trưởng Tư pháp Iowa Tom Miller cho biết: “Trợ lý ảo trên ôtô là một cách quan trọng để truy cập Internet trong tương lai gần. Google đang ngăn cản các đối thủ cạnh tranh trên đó”.
 
Năm 1998, Miller là một trong số hơn chục tổng chưởng lý tiểu bang đã kiện Microsoft, khi đó công ty này đang là gã khổng lồ về công nghệ.
 
Đơn khiếu nại cũng cáo buộc rằng Google đã sử dụng phần mềm SA360 của mình (phần mềm mà các nhà quảng cáo sử dụng để mua quảng cáo tìm kiếm và được google cho là trung lập) để hướng quảng cáo đến công cụ tìm kiếm của riêng mình và tránh xa công cụ tìm kiếm cạnh tranh Bing của Microsoft.
 
Bên cạnh đó, đơn kiện cũng cáo buộc Google ủng hộ các dịch vụ của riêng mình, chẳng hạn như công cụ tìm thợ sửa ống nước hoặc phòng nghỉ. Google sẽ đẩy các kết quả tìm kiếm của đối thủ cung cấp dịch vụ tương tự xuống dưới.
 
Vào tháng 10, có 14 bang tham gia trong vụ kiện Google, tố cáo gã khổng lồ hành động phi pháp để duy trì vị thế trên thị trường tìm kiếm và quảng cáo Internet. Vào ngày 16/12, một nhóm Tổng chưởng lý Đảng Cộng hòa, dẫn đầu là bang Texas, đâm đơn kiện tập trung vào vị thế của Google trên thị trường quảng cáo số. Các vụ kiện này được cho là có quy mô tương tự như vụ kiện chống lại Microsoft năm 1998, mở đường cho sự bùng nổ của Internet.
 
 
Trong khi ba vụ kiện chống lại Google trong năm nay, đã thể hiện một bước ngoặt quan trọng trong quy định và thực thi chống độc quyền ở Hoa Kỳ.
 
Vào năm 2013, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ đã quyết định không hành động chống lại Google, mặc dù đã tìm thấy bằng chứng cho thấy “Google đã có những hành động tích cực để giành lợi thế trước các nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm đối thủ”.
 
Trong khi Hoa Kỳ chậm trễ trong việc quản lý các công ty công nghệ lớn, thì ở các khu vực khác, đặc biệt là châu Âu đã thực hiện các hành động quản lý đối với các công ty công nghệ lớn này trong những năm gần đây. Tổng số tiền phạt mà các công ty công nghệ này đã nộp lên tới 9 tỷ USD.
 
Sự thay đổi diễn ra trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về ảnh hưởng quá lớn của Big Tech đối với cuộc sống của người Mỹ. Một cuộc thăm dò ý kiến ​​vào tháng 10 năm 2020 cho thấy cứ 10 người Mỹ thì có 7 người tin rằng các công ty truyền thông xã hội có quá nhiều ảnh hưởng trong chính trường nước của Mỹ.
 
Hải An