Hà Nội lập tổ công tác liên ngành gỡ vướng dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội

05:57 | 20/08/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Quyết định số 3929/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố về thành lập tổ công tác để thúc đẩy nhanh tiến độ Dự án tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội thông qua việc xử lý các vướng mắc liên quan.

Đốc thúc tiến độ

Cụ thể, tổ công tác liên ngành do ông Nguyễn Cao Minh, Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội làm Tổ trưởng. Các Phó tổ trưởng gồm các cán bộ trong các ban ngành liên quan như: Ông Trần Hữu Bảo, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Tú, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Các thành viên còn lại là Phó Giám đốc các Sở Xây dựng, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài chính, Tư Pháp cùng lãnh đạo UBND các quận có tuyến đường sắt đô thị đi qua.

Thành phố giao tổ công tác đốc thúc tiến độ triển khai thực hiện dự án metro Nhổn- Ga Hà Nội, phối hợp xử lý các vấn đề khó khăn, vướng mắc một cách nhanh chóng, hiệu quả. Kết quả thu được nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội.

Ngoài ra, tổ công tác được giao thực hiện nghĩa vụ được giao của Tổ trưởng. Trong trường hợp Tổ trưởng vắng mặt, ủy quyền cho Tổ phó thay mặt chỉ đạo, điều hành. Thời gian làm việc ít nhất 1 buổi/1 tuần để phối hợp xử lý các vấn đề khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc triển khai thực hiện đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội. 

Tổ công tác hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, tổ trưởng giao nhiệm cho tổ viên và sẽ tự giải thể sau hoàn thành xong các đầu việc liên quan. 

Hà Nội lập tổ công tác liên ngành gỡ vướng dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội - ảnh 1

Hình ảnh: Toa tàu chạy thử nghiệm tại dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội. Nguồn: Kinh tế & Đô thị

Về dự án tuyến đường sắt Nhổn- Ga Hà Nội, thuộc quy hoạch giao thông tổng thể của Thành phố Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (được Thủ tướng phê duyệt theo quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016). Dự án được coi là tính biểu tượng hợp tác giữa Việt Nam và Pháp trong lĩnh vực phát triển đô thị bền vững. 

Vì sao chậm giải ngân?

Tuyến Metro số 3 có chiều dài 12,5km, bao gồm 12 nhà ga đường ray đôi theo tiêu chuẩn châu Âu. Gồm 2 phần: 8 ga đi trên cao (Nhổn, Minh Khai, Phú Diễn, Cầu Diễn, Lê Đức Thọ, Đại học Quốc gia, Chùa Hà, Cầu Giấy) và 4 ga ngầm (Kim Mã, Cát Linh, Văn Miếu, ga Hà Nội) bắt đầu từ điểm ga Nhổn đến trung tâm thành phố trên phố Trần Hưng Đạo. Tuyến đường này được kỳ vọng sẽ giảm tải 20.000 tấn tương đương CO2 khí thải gây hiệu ứng nhà kính mỗi năm và sẽ giúp chống biến đổi khí hậu. 

Tính đến ngày 11/8, vượt qua những khó khăn bởi đại dịch COVID-19 thì đoàn tàu thứ tám của dự án tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội đã về tới khu vực Depot Nhổn (Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Các toa tàu được cẩu lên ray về khu vực tập kết để tiến hành công tác lắp ráp vận hành thử nghiệm trước khi đi vào vận hành chính thức. Dự đến đến tháng 9 thì toàn bộ 10 đoàn tàu của tuyến metro này sẽ tập hợp đầy đủ tại Depot Nhổn. 

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thì dự án đang gặp những khó khăn khiến dự án đang có phần chậm tiến độ. 

Hồi tháng 7/2020, thông tin từ Ban quản lý đường sắt Hà Nội cho biết tuyến đường sắt đô thị Nhổn- Ga Hà Nội nguồn vốn để thực hiện dự án đang chậm giải ngân. Năm ngoái, tổng số vốn ODA được giao là 3.450,6 tỷ đồng; hiện tại đã giải ngân được 887,3 tỷ đồng và mới chỉ đạt 25,71% so với kế hoạch. Về nguyên nhân chậm trễ, ban quản lý cho biết bắt nguồn dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ triển khai dự án Nhổn - Ga Hà Nội nói chung và tiến độ giải ngân ODA nói riêng.

Sang đến tháng 6/2021, tại hội nghị trực tuyến do Bộ Tài chính với các địa phương về việc giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của Chính phủ 5 tháng đầu năm 2021 thì Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cũng nêu thêm một số vướng mắc khác. 

Đầu tiên, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp nên việc các chuyên gia sang Việt Nam gặp khó khăn; các thiết bị cho các dự án (như đầu máy toa xe của gói thầu số 6 - dự án Tuyến đường sắt đô thị số 3. 

Tiếp đó, là vướng mắc về điều chỉnh thời gian và kinh phí của các gói thầu do tiến độ bị thực hiện dự án kéo dài do nhiều nguyên nhân trong đó lớn nhất là việc chậm giải phóng mặt bằng (GPMB_ ở điểm ga ngầm, nhiều khả năng dẫn đến tranh chấp hợp đồng với các nhà thầu quốc tế… Ngoài ra, dự án Tăng cường giao thông đô thị bền vững cho dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 Hà Nội cũng đang có những vấn đề về cơ cấu lại dự án, phải thực hiện thủ tục điều chỉnh...

Trước những vấn đề trên, TP Hà Nội đã phải kiến nghị Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành liên quan sớm xem xét cho ý kiến trong quá trình thực hiện các thủ tục điều chỉnh các Hiệp định vay với các nhà tài trợ của các dự án, cụ thể liên quan tới điều chỉnh thỏa ước vay AFD của Dự án Tuyến ĐSĐT Nhổn - ga Hà Nội. Bộ KH&ĐT đưa ra hướng dẫn cụ thể để các địa phương và các ngành rà soát, báo cáo Bộ KH&ĐT thực hiện thủ tục điều chỉnh kế hoạch vốn ODA năm 2021 tại các dự án đường sắt nói chung và tuyến đường sắt đô thị số 3 nói riêng. 

Bên cạnh đó, thành phố còn đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vướng mắc liên quan về giải phóng mặt bằng, sự khác biệt giữa quy định hiện hành của Việt Nam và thông lệ quốc tế, quy định nhà tài trợ khi triển khai các hợp đồng với nhà thầu quốc tế dẫn đến phát sinh nhiều tranh chấp.  

H.S

Xem thêm: Đề xuất cải tổ bộ máy quản lý của một số đơn vị ngành đường sắt