Hết ưu đãi trước bạ, dịch bùng phát, doanh số ô tô lập tức giảm

11:38 | 31/05/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Dù đạt doanh số cao hay trồi sụt so với tháng trước, tâm trạng chung nhiều doanh nghiệp ô tô hiện tại không nhiều kỳ vọng về thị trường sau khi bị từ chối gia hạn mức giảm 50% lệ phí trước bạ.

Hyundai đã trải qua một 4.2021 với doanh số khá ổn tại Việt Nam, bán được 6.538 xe. Các dòng xe chủ lực như Accent vẫn hút khách hàng với doanh số 2.150 xe, tăng 56 xe so với tháng 3/2021. 

Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì doanh số của hãng xe này đã sụt giảm so với hồi tháng 3 (bán được 6.807 xe). Mức giảm này được cho là sẽ tiếp tục trong tháng 5.2021. Ông Lê Ngọc Đức, CEO Công ty CP Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (TC Motor) trả lời phỏng vấn báo Người lao động và dự báo doanh số xe sẽ tiếp tục đi theo xu hướng giảm, thấp hơn khoảng 20% so với tháng trước. 

Cùng chung cảnh ngộ là Suzuki Việt Nam khi thương hiệu xe này đã chứng kiến doanh số giảm mạnh so từ mức 2433 xe bán được trong tháng 3 xuống còn khoảng 406 xe so ở tháng 4. 

Nhiều các hãng xe có tiếng khác như Volkswagen, Ford hay Honda cũng đạt kết quả giảm doanh số bán tại thị trường Việt Nam trong tháng 4. Các hãng xe cũng không hy vọng vào sự khởi sắc trong tháng 5. 

Được biết, trong tháng 4, Thaco vẫn là doanh nghiệp nội đứng đầu về lượng xe tiêu thụ với 10.420 xe được bán ra, tăng 415 xe so với tháng 3. 

Hết ưu đãi trước bạ, dịch bùng phát, doanh số ô tô lập tức giảm - ảnh 1

Covid-19, thiếu hụt linh kiện là những lý do chính sẽ khiến thị trường ô tô ảm đạm trong những tháng sắp tới

Nguyên nhân chính vẫn là bởi sự bùng phát của dịch Covid-19 cùng tình trạng thiếu chip bán dẫn trên toàn cầu đã ảnh hưởng nặng nề đến tốc độ sản xuất, giao hàng, kèm theo đó là tâm lý thờ ơ của khách hàng mùa dịch.

Theo ông Lê Ngọc Đức, giờ đây khi chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ đã không còn hiệu lực, khả năng bán hàng của các hãng xe sẽ còn khó khăn hơn. 

Theo các chuyên gia trong ngành, giảm 50% phí trước danh bạ thì sẽ làm nóng được thị trường trong bối cảnh dịch bệnh, bởi hiện tại người mua chỉ bỏ tiền nếu xe có nhiều ưu đãi và giảm giá. 

Tuy nhiên, Giám đốc điều hành MG Việt Nam, ông Đặng Tiền Phương lại cho rằng phí trước danh bạ cũng chỉ kích thích được thị trường một phần trong khi nguyên chính vẫn nằm ở dịch Covid-19 và thiếu hụt nguồn cung linh kiện, do đó các doanh nghiệp phải tự tìm hướng đi mới cho mình. 

Nhà nước cũng lâm vào thế "khó", bởi trong năm 2020, khi áp dụng chính sách giảm 50% phí trước bạ, theo tính toán của Bộ Tài chính, nguồn thu từ ngân sách đã giảm khoảng 6.000 tỷ đồng. 

Do đó, Bộ Tài Chính đã kiên quyết đi theo hướng bảo vệ nguồn thu, đưa mức thu phí trước bạ trở như cũ, nhiều chuyên gia dự báo sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô tại Việt Nam. 

Tổng Giám đốc TC Motor Lê Ngọc Đức nêu quan điểm, nếu muốn biến công nghiệp ô tô thành xương sống của công nghiệp quốc gia, thì phải duy trì dung lượng thị trường đủ lớn và tăng trưởng tương đối ổn định. Thị trường xe hơi mới hồi phục chưa lâu nhờ hiệu ứng của chính sách ưu đãi lệ phí trước bạ thì giờ đây lại bị ngừng lại. Doanh thu, lợi nhuận sụt giảm chắc chắn sẽ không thể tăng tỉ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp trong nước để phát triển ngành. 

Trong khi xu hướng hiện tại các hãng xe trên toàn thế giới là nâng cao công nghệ đi cùng với giảm giá bán trong khi doanh nghiệp sản xuất nội địa chưa sở hữu đủ năng lực để chạy theo. Muốn tăng sức cạnh tranh trước áp lực của xe ngoại thì cần rất nhiều các chính sách như ưu đãi giảm lệ phí trước bạ. Theo các chuyên gia việc này sẽ giữ được doanh số và chính quyền có thể "bù" vào bằng các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp... 

H.S

Xem thêm: Reuters: Foxconn đàm phán với Vinfast về hợp tác xe hơi điện

ĐỌC NHIỀU