Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều: Hiệu ứng kinh tế tức thì, doanh nhân hai miền kỳ vọng
Cộng đồng doanh nghiệp hai miền hân hoan trước những cam kết quan trọng trong "Tuyên bố Panmunjom về Hòa bình, Thịnh vượng và Thống nhất trên bán đảo Triều Tiên" được ký giữa hai nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc, đặc biệt là cam kết về việc là hai nước sẽ ra tuyên bố kết thúc chiến tranh trong năm nay, đồng thời, thiết lập "Văn phòng liên lạc chung" tại Kaesong, nơi hai nước từng vận hành khu công nghiệp chung.
Hiệu ứng kinh tế tức thì
Cái bắt tay thân mật của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tạo kỳ vọng cho người dân Hàn Quốc về sự giảm bớt bất ổn mà nền kinh tế nước này đang phải hứng chịu thời gian qua liên quan đến những căng thẳng cực điểm của vấn đề hạt nhân.
Chứng khoán Seoul tăng cao trong và sau Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều. Tâm lý lạc quan của giới đầu tư đã tạo đà đi lên mạnh mẽ cho thị trường chứng khoán Hàn Quốc khi mở phiên 27/4.
Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế IBK, ông Cho Bong-hyun dự báo khả quan: Sẽ có nhiều hiệu ứng kinh tế có thể đạt được sau những kết quả tích cực của Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều.
Số phận của bán đảo Hàn Quốc, tình trạng “giảm giá Hàn Quốc” sẽ được nới lỏng và đầu tư nước ngoài vào Hàn Quốc sẽ gia tăng.
Một nền tảng chiến lược mới để ngừng các thử nghiệm hạt nhân, tên lửa và tập trung mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế tại Triều Tiên sẽ được thúc đẩy. Bình Nhưỡng có thể áp dụng cải cách và mở cửa theo phong cách Trung Quốc trong những năm 1980, gia tăng kỳ vọng vào việc Chính phủ Hàn Quốc có thể thúc đẩy tầm nhìn kinh tế mới để xây dựng một cộng đồng kinh tế liên Triều, ông Cho Bong-hyun chia sẻ.
Bản đồ kinh tế mới sẽ định hình rõ nét
Cộng đồng doanh nghiệp hai miền Nam, Bắc Triều Tiên kỳ vọng: Nếu Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều được tổ chức thường xuyên, bắt đầu từ hội nghị lần này, Seoul và Bình Nhưỡng sẽ có thể thảo luận các vấn đề hợp tác kinh tế một cách nghiêm túc.
Trước tiên, các doanh nghiệp trên lĩnh vực tài chính và chứng khoán của Hàn Quốc sẽ hưởng lợi. Tiếp đó, các nhà máy liên doanh giữa hai miền Triều Tiên ở thành phố Kaesong có thể được khôi phục hoạtMặc dù tương lai cụm công nghiệp Kaesong và các vấn đề kinh tế chưa được bàn thảo cụ thể nhưng ông Shin Han-yong, đại diện cho 123 công ty Hàn Quốc có nhà máy hoạt động tại Kaesong vẫn lạc quan kỳ vọng: Cuộc gặp sẽ tạo tiền đề để hồi sinh Khu công nghiệp Kaesong - khu công nghiệp vốn được coi là một biểu tượng quan trọng trong hợp tác kinh tế của hai miền Triều Tiên và việc tạm dừng khu công nghiệp này từ tháng 2/2016 ước tính đã gây thiệt hại khoảng 1.500 tỷ won (tương đương 1,3 tỷ USD).
LG, một tập đoàn lớn của Hàn Quốc không có hoạt động kinh doanh tại Triều Tiên, cũng đặt nhiều kỳ vọng: Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều sẽ giúp cải thiện môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp Triều Tiên tại Hàn Quốc.
Kêu gọi thiết lập tình hình ổn định trên Bán đảo Triều Tiên, tạo điều kiện cho hai miền trao đổi kinh tế nhiều hơn nữa, liên minh đại diện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc nhấn mạnh: Cuộc gặp sẽ đặt nền móng thúc đẩy các dự án hợp tác kinh tế xuyên biên giới, tạo động lực cho các công ty Hàn Quốc trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang có xu hướng mạnh lên.
Về mặt lâu dài, khi Seoul và Bình Nhưỡng tiến đến một hiệp ước hòa bình, bản đồ kinh tế mới sẽ được định hình rõ nét hơn và sẽ tạo điều kiện cho các dự án phát triển lớn ở Triều Tiên.
Các nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn sẽ nhìn nhận bán đảo Hàn Quốc như một điểm đến hấp dẫn, từ đó, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc, thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp và tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia. Trong khi đó, Triều Tiên cũng có thể vực dậy nền kinh tế trì trệ với Tổng thu nhập bình quân đầu người (GDP) chỉ ở mức 1.333 USD/người hiện nay.
Thậm chí, cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và người dân hai miền Triều Tiên nói riêng kỳ vọng những đột phá ngoại giao hai miền Nam-Bắc không chỉ tạo tăng trưởng kinh tế hai miền mà còn cho cả khu vực Đông Bắc Á.