Kẻ lừa đảo chiếm đoạt 100 triệu đồng của vợ nạn nhân Rào Trăng 3 có thể bị phạt đến 15 năm tù

10:25 | 25/10/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản của vợ nạn nhân ở Rào Trăng 3 là Nguyễn Văn Phúc (23 tuổi, quê Quảng Bình). Với hành vi lừa đảo trên, kẻ này có thể bị xử phạt đến 15 năm tù.
Như đã đưa tin, sáng 24/10, Công an tỉnh Đắk Nông cho biết đã bắt giữ được Nguyễn Văn Phúc (23 tuổi, ngụ huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam)  để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Phúc lợi dụng thời điểm miền Trung mưa lũ gây thiệt hại về người và của để lừa đảo chị Lê Thị Thu Thảo (ngụ xã Nâm Nung, huyện Krông Nô - vợ nạn nhân Trần Văn Lộc, công nhân bị tử nạn tại thủy điện Rào Trăng 3 - Thừa Thiên Huế) nhằm chiếm đoạt 100 triệu đồng.

Ngày 20/10, Phúc gọi điện và nói sẽ ủng hộ gia đình chị Thảo 6 triệu đồng. Sau khi gửi tin nhắn, hướng dẫn chị Thảo nhấn vào đường link để nhận quà, Phúc chiếm đoạt được số tiền lớn trong tài khoản của nạn nhân.

Sau khi bị bắt, Phúc khai đã lừa đảo nhiều lần, từng chiếm đoạt số tiền lớn bằng thủ đoạn tương tự. Cơ quan điều tra còn phát hiện, thu giữ 9 điện thoại di động, 6 SIM điện thoại, 6 thẻ ngân hàng cùng 1 máy tính. Những thứ trên được sử dụng để lừa đảo.
 
Kẻ lừa100 triệu của vợ nạn nhân Rào Trăng bị xử phạt ra sao?
Đối tượng Phúc tại cơ quan điều  tra

Vậy hành vi lừa đảo của Phúc bị xử lý như thế nào? Dưới góc độ pháp lý, luật sư Diệp Năng Bình (Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh) cho biết: Hoạt động từ thiện của cá nhân hay tổ chức luôn là một nghĩa cử cao đẹp, nhất là trong hoàn cảnh các tỉnh miền Trung đang tập trung khắc phục hậu quả nặng nề do mưa lũ gây ra. Song một số người đã lợi dụng biến cố của người khác để trục lợi, thực hiện hành vi lừa đảo chiếm tài sản, Theo luật sư Bình, đó là việc làm trái đạo đức, không thể chấp nhận được.

Theo luật sư Bình, lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một dạng phổ biến thuộc nhóm tội phạm xâm phạm đến quyền sở hữu. Trong đó, lừa đảo qua mạng là hình thức tinh vi bởi kẻ gian sử dụng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản.

"Nghi phạm chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng nhưng trong tình huống lợi dụng thiên tai, dịch bệnh", ông Bình đánh giá và cho biết thủ phạm có thể bị phạt tù 7-15 năm.

Trong vụ việc của chị Thảo, nghi phạm đã sử dụng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản sau khi nắm bắt được thông tin của nạn nhân. "Hình thức lừa đảo bằng cách truy cập trái phép để chiếm đoạt tiền trong tài khoản không hiếm", ông Cường nhìn nhận.

Luật sư Bình đánh giá, kẻ lừa đảo lấy tiền ủng hộ của gia đình công nhân gặp nạn tại Thủy điện Rào Trăng 3 là hành vi tàn nhẫn, vô lương tâm. Hành vi của kẻ này có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) hoặc sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290 Bộ luật hình sự).

Nếu kết quả điều tra cho thấy, hành vi của nghi phạm thỏa mãn điều Điều 174 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội có thể đối diện 15 năm tù. Trường hợp cơ quan công an kết luận Nguyễn Văn Phúc phạm tội theo Điều 290 Bộ luật hình sự, thì người này có thể chịu mức án 2-7 năm tù nếu số tiền chiếm đoạt dưới 200 triệu đồng.


Hương Quỳnh (t/h)