Kết phiên giao dịch 27/11: Cổ phiếu HanCorp đạt mức giá cao nhất trên thị trường UPCoM

08:26 | 28/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Phiên giao dịch 27/11 khép lại với sắc xanh chiếm ưu thế trên thị trường. Giá cổ phiếu HanCorp bất ngờ tăng gấp đôi vứi mức giá 22.000/cp.

Theo đó, VN-Index đóng cửa tăng 4,25 điểm (0,42%) lên 1.010,22 điểm; UPCom-Index tăng 0,44% lên 66,79 điểm và chỉ có HNX-Index giảm 0,15% xuống 148,17 điểm.

Kết phiên giao dịch 27/11: Cổ phiếu HanCorp đạt mức giá cao nhất trên thị trường UPCoM - ảnh 1Trên sàn HoSE, khối ngoại đã trở lại mua ròng 7 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 77,97 tỷ đồng. Trên HNX, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 3 liên tiếp với giá trị 12,53 tỷ đồng. Còn trên sàn UPCom, khối ngoại có phiên bán ròng nhẹ với giá trị 179 triệu đồng. Trong đó, lực mua tập trung chủ yếu vào chứng chỉ quỹ VFMVN Diamond ETF (FUEVFVND) với giá trị 229,4 tỷ đồng.
 
Điều đáng chú ý trong phiên giao dịch ngày hôm nay, giá cổ phiếu HAN của Hancorp bất ngờ tăng gấp đôi từ đầu tháng 11 và dừng tại giá trần 22.000 đồng/cp khi chốt phiên 27/11, mức cao nhất kể từ khi giao dịch trên thị trường UPCoM.
 
Từ tháng 11, giá cổ phiếu HAN của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp) bất ngờ tăng dựng đứng và dừng tại giá trần 22.000 đồng/cp khi chốt phiên 27/11. Đây là giá mức cao nhất kể từ khi giao dịch trên thị trường UPCoM.
 
Đi cùng với đà tăng giá mạnh, thanh khoản của mã này cũng đột biến. Trước đó, cổ phiếu này không được nhà đầu tư quan tâm vì chỉ giao dịch vài trăm đơn vị mỗi phiên. Ghi nhận phiên giao dịch 27/11, khối lượng khớp lệnh cổ phiếu HAN đạt gần 192.900 đơn vị.
 
Theo ghi nhận, giá cổ phiếu HAN tăng mạnh diễn ra trong bối cảnh thông tin Bộ Xây dựng thoái toàn bộ vốn tại Hancorp.
 
Được biết, Bộ Xây dựng bán đấu giá hơn 139 triệu cổ phần HAN ra bán đấu giá với giá khởi điểm 19.930 đồng/cp.
 
Dự kiến phiên giao dịch sẽ diễn ra vào 16/12/2020 tại Sở GDCK Hà Nội.

Giá cổ phiếu tăng bất ngờ, Hancorp sẽ kinh doanh ra sao?

HAN được thành lập vào cuối năm 1995, bao gồm 17 đơn vị hạch toán kinh tế độc lập và 1 đơn vị phụ thuộc hoạch toán nội bộ; 6 đơn vị sự nghiệp và 6 doanh nghiệp có vốn góp của Tổng công ty. Hiện nay, HAN có vốn điều lệ hơn 1,410 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng, thi công xây lắp; đầu tư bất động sản; đầu tư tài chính dài hạn…
 
Tháng 3/2014, công ty thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng và tổ chức ĐHCĐ lần thứ nhất vào tháng 7/2016, chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần từ tháng 8/2014 với vốn điều lệ hơn 1.410 tỷ đồng. Kể từ khi cổ phần hóa và chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, Hancorp chưa thực hiện tăng vốn điều lệ.
 
Hancorp đưa hơn 141 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên UpCom từ tháng 10/2016 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 12.500 đồng/cổ phiếu.
 
Tại thời điểm 30/6, Hancorp có tổng tài sản 6.079 tỉ đồng, trong đó đầu tư tài chính dài hạn 885 tỉ đồng (trích lập dự phòng gần 71 tỉ đồng). Các khoản phải thu ngắn hạn vẫn ở mức cao tới 2.468 tỉ đồng, trong đó trích lập dự phòng tới 147 tỉ đồng.

Tổng giá trị hàng tồn kho của Hancorp tính đến ngày 30/6 là 1.910 tỉ đồng, tăng 10% so với con số đầu năm.
 
Trong cơ cấu hàng tồn kho của Hancorp, công ty đầu tư dở dang gần 980 tỉ đồng tại các dự án. Đáng chú ý, hơn 70% giá trị đầu tư dở dang đang phân bổ tại các dự án ở khu Ngoại giao đoàn với giá trị 715 tỉ đồng.
 
Ngoài ra, công ty còn thực hiện dở dang một số công trình xây lắp, đóng góp hơn 900 tỉ đồng vào tổng giá trị tồn kho của doanh nghiệp. Một số dự án nổi bật gồm Khu biệt thự thấp tầng tại Vinhomes Ocean Park, Trung tâm thương mại Vincom Huế...

Mỹ Duyên

Xem thêm: Thị trường chứng khoán 27/11: VN-Index giữ vững mốc 1.000 điểm, cổ phiếu ngân hàng vẫn tăng mạnh