Khoảng trống tỷ đô ở thị trường chuỗi cung ứng lạnh

11:28 | 30/08/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Dù có quy mô lên tới gần 10 tỷ USD nhưng sự đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường này vẫn quá khiêm tốn.

Khoảng trống thị trường

Một khảo sát của CEL Consulting cho biết, chỉ 8.2% nhà sản xuất nội địa sử dụng chuỗi lạnh. Con số này kém xa nếu so sánh với các nhà xuất khẩu với 66.7%. Đây là một minh chứng rõ nét cho thấy thị trường cung ứng lạnh tại Việt Nam đang có sự phát triển hạn chế.
 
Tỷ lệ dùng chuỗi lạnh thấp khiến tỷ lệ sản phẩm hư hỏng ngày càng cao, đặc biệt là với các mặt hàng nông sản (chiếm khoảng 25.4%). Không trực tiếp sản xuất nhưng các đơn vị trung gian khác như nhà sản xuất, bán lẻ cũng chịu thiệt hại không kém. Điều này làm giảm sức cạnh và hiệu quả kinh doanh về lâu về dài.
 
cung ung lanh viet nam
Khả năng cung ứng lạnh của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.
 
Sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 càng khiến tình hình càng trở nên tồi tệ hơn. Nhiều sản phẩm không thể xuất khẩu đành phải nằm tồn trong kho. Nhưng không phải cứ muốn là các doanh nghiệp có thể tìm được kho lạnh đúng như mong muốn.
 
“Hệ thống kho lạnh là một mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất và thủy sản Việt Nam. Vậy nên, chúng tôi đã đề nghị Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước có những chính sách giảm lãi suất và tung ra những khoản vay dài hạn nhằm phát triển thêm các kho lạnh”, ông Trương Đình Hòe – Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) chia sẻ.
 
Một báo cáo của Euromonitor trong năm ngoái cho biết, chỉ tính riêng thị trường thực phẩm cần vận chuyển lạnh trong ngành bán lẻ Việt Nam ước tính đạt khoảng 1.2 tỷ USD. Con số này còn chưa bao gồm những sản phẩm thuộc mảng thủy sản. Con số này hoàn toàn có thể lên tới 10 tỷ USD nếu tính thêm cả các loại dược phẩm chăm sóc sức khỏe phụ thuộc vào chuỗi cung ứng lạnh.
 
Thay đổi để phát triển
 
Nhu cầu về chuỗi cung ứng lạnh là rất lớn nhưng khả năng đáp ứng thị trường trong nước lại khá “èo uột”.
 
Thời gian gần đây, các doanh nghiệp ở mảng này đã bước đầu đạt được những bước tăng trưởng đáng kể. Hệ thống tự động hóa được đưa vào hoạt động ở nhiều trung tâm phân phối (DC). Mục tiêu của sự đầu tư này nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào nhân lực, phòng ngừa sự tác động của đại dịch COVID-19 cũng như đón đầu xu hướng phát triển chung.
 
Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn cần nhiều rào cản đang ngáng chân sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực cung ứng lạnh. Những khúc mắc phổ biến nhất có thể kể tới như chi phí đầu tư lớn, chuyên môn sâu về bảo quản nhiệt độ.
cung ung lanh viet nam
Phát triển cung ứng lạnh Việt Nam là quá trình phát triển đồng bộ trên nhiều lĩnh vực.
 
Bên cạnh đó, quy trình kinh doanh và cơ sở vật chất phải được cung ứng đầy đủ như giải pháp làm lạnh, kho lạnh, xe lạnh,… Tuy nhiên, đây lại đang là bài toán quá khó với doanh nghiệp Việt Nam. Ở các nước phát triển, tỷ lệ xe tải đông lạnh như Mỹ, Anh, Đức lần lượt là 1%, 2.6% và 3%. Trong khi đó, con số này ở Việt Nam mới chỉ 0.3%.
 
Đầu tư chuỗi cung ứng lạnh chính là một tiền đề trong quá trình vận hành của các chuỗi giá trị. Nếu bài toán của Việt Nam không nhanh chóng được giải quyết, cả một hệ thống chuỗi giá trị tại Việt Nam sẽ rơi vào trạng thái chây ì và nhanh chóng đối mặt với cảnh tụt hậu.
 

ĐỌC NHIỀU