Khối doanh nghiệp phục hồi trong 2 tháng đầu năm
Động lực chính cho chỉ số công nghiệp là sự tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo và khai khoáng. Việc đưa vào vận hành hành các nhà máy mới của khối FDI, tiêu biểu là Samsung và Formosa là một động lực quan trọng giúp thúc đẩy ngành công nghiệp.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may giảm (đạt +10.9% và +8% so với +13.7% và +13% so với cùng kỳ năm 2017) nhưng xuất khẩu dệt may 2 tháng đầu năm lại tăng rất tốt, +22% YoY (cùng kỳ chỉ tăng +7.9% và cả năm 2017 tăng +9.6%). Do đó chưa thể kết luận ngay ngành Dệt may 2018 đang tăng chậm lại.
Báo cáo của SSI cũng cho rằng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 2 tháng đầu năm 2018 duy trì mức tăng trưởng tương đối cao. Tổng giá trị bán lẻ đạt 704 nghìn tỷ, tăng +10.1% YoY, không tính lạm phát tăng +8.7%, cao hơn so với cùng kỳ (+5.1%) nhưng thấp hơn so với cả năm 2017 là +9.46%. Sự giảm tốc của bán lẻ hàng hóa có mối liên hệ với chỉ số sử dụng lao động của ngành công nghiệp (chỉ số lao động tháng 2 giảm xuống +3.6% so với mức +5.1% cuối năm 2017).
Sự suy giảm về tổng vốn FDI đăng ký mới và tăng vốn trong 2 tháng đầu năm (giảm -25% YoY) đang tạo ra thách thức cho nền kinh tế Việt Nam trong việc duy trì tốc độ thu hút FDI, đặc biệt ở các dự án quy mô lớn sử dụng nhiều lao động để gia tăng việc làm và thu nhập, từ đó kéo sức cầu tiêu dùng.
Bù đắp cho sự giảm sút của khối FDI, khối doanh nghiệp trong nước và du lịch vẫn có tăng trưởng tốt. Xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước trong 2 tháng đầu năm tăng +25.7% YoY, mức cao nhất kể từ năm 2011 và cao hơn tăng trưởng xuất khẩu của khối FDI (không tính dầu thô tăng +22.3%). Đây là tháng hiếm hoi tăng trưởng xuất khẩu của khối trong nước cao hơn FDI, một chỉ báo tích cực cho thấy sự phục hồi của khối doanh nghiệp Việt Nam.
Báo cáo kết luận tăng trưởng GDP quý 1 sẽ tương đương như nửa cuối năm 2017, thậm chí ở kịch bản tốt, có thể chạm ngưỡng 8%. Sự tăng trưởng khả quan này xuất phát từ ba điểm: ngành điện tử duy trì tăng trưởng cao, sản phẩm Galaxy S9 sẽ ra mắt vào tháng 3/2018, sớm hơn so với thời điểm ra mắt Galaxy S8 vào tháng 4/2017; ngành khai khoáng tăng trưởng dương hoặc nếu có sụt giảm cũng chỉ giảm ở mức rất thấp; các ngành dịch vụ như bán lẻ, lưu trú ăn uống duy trì tăng trưởng ổn định.
Việt Nam cần có những chính sách mới nhằm vực dậy dòng dòng vốn FDI, cùng với đó là tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước, tìm kiếm và phát triển các động lực tăng trưởng mới như đặc khu kinh tế, nông nghiệp công nghệ cao hay phát triển du lịch, và phát triển các động lực tăng trưởng mới như đặc khu kinh tế, nông nghiệp công nghệ cao hay phát triển du lịch, Báo cáo khuyến nghị.