Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã có 91 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2024. Xét về số vốn đầu tư, Singapore vẫn đang dẫn đầu, nhưng xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới. Dòng vốn FDI Trung Quốc vẫn đang tiếp tục đổ vào Việt Nam.
Chi phí cạnh tranh và môi trường đầu tư thuận lợi đóng vai trò trọng yếu trong thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là công ty sản xuất, đến Việt Nam xây dựng nhà máy và xuất khẩu hàng hóa.
Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa cho biết, tính đến 20/7/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 18 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, vốn giải ngân đạt hơn 12,55 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước.
Bắc Ninh là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vồn FDI trong 6 tháng đầu năm 2024 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,58 tỷ USD. Nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh, Bắc Ninh tiếp tục đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng 70,2 ha đất.
Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố, tính đến 20/6, tỉnh Bắc Ninh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,6 tỷ USD, chiếm gần 17% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 3,1 lần cùng kỳ.
“Có khoảng 13-14 dự án FDI quy mô lớn thuộc các lĩnh vực bán dẫn, AI... đang được các bộ ngành thương thảo với các tập đoàn FDI lớn, trong đó một số dự án được thực hiện trong 2024”, đó là tiết lộ của GS.TS. Nguyễn Mại (Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - VAFIE) trong cuộc trò chuyện với PV.
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.
Tổng cục Thống kê vừa cho biết, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.