Khu vực Nội Mông ở Trung Quốc cấm khai thác Bitcoin vì tiêu thu quá nhiều điện
Khu vực Nội Mông của Trung Quốc có kế hoạch cấm các dự án khai thác tiền điện tử Bitcoin mới và đóng cửa hoạt động hiện tại nhằm cắt giảm mức tiêu thụ năng lượng.
Một nghiên cứu của Đại học Cambridge cho thấy, khai thác tiền điện tử Bitcoin ước tính tiêu thụ 128,84 terawatt/giờ mỗi năm. Con số này lớn hơn tổng lượng điện mà các quốc gia như Ukraine và Argentina sử dụng hàng năm.
Trung Quốc hiện đang chiếm khoảng 65% tổng lượng khai thác Bitcoin trên toàn cầu, trong đó khu vực Nội Mông chiến khoảng 8% vì điện ở đây có giá cả phải chăng. Để so sánh, Hoa Kỳ hiện đang chiếm 7,2% lượng khai thác Bitcoin toàn cầu.
Lượng khai thác Bitcoin tại Trung Quốc chiếm 65% tổng lượng toàn cầu
Khu vực Nội Mông, nằm ở phía bắc Trung Quốc, đã không đạt được các mục tiêu đánh giá của Chính phủ Trung Quốc về việc sử dụng năng lượng vào năm 2019 và đã bị Bắc Kinh chỉ trích. Đáp lại, ủy ban cải cách và phát triển của khu vực Nội Mông đã đưa ra các kế hoạch để cắt giảm mức tiêu thụ năng lượng trong khu vực này.
Một phần của những kế hoạch đó liên quan đến việc đóng cửa các dự án khai thác tiền điện tử hiện có vào tháng 4/2021 và không phê duyệt bất kỳ dự án liên quan mới nào.
Kế hoạch này cũng đánh giá lại các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng khác như thép và than.
Mặc dù Chính phủ Trung Quốc đã ủng hộ sự phát triển của công nghệ blockchain, nhưng lại tìm hạn chế các loại tiền điện tử. Năm 2017 Bắc Kinh đã bãi bỏ các đợt ICO (đợt phát hành coin đầu tiên). Quốc gia này cũng đã hạn chế các giao dịch của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động tiền điện tử.
Những năm gần đây Trung Quốc cũng đang thúc đẩy những kế hoạch thân thiện với môi trường. Năm ngoái , Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết nước này đang đặt mục tiêu phát thải carbon dioxide cao nhất vào năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2060.
H.A