Mỹ đối mặt với làn sóng chỉ trích mua vaccine ngừa COVID-19 nhiều gấp đôi dân số

20:17 | 16/03/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Mỹ đang đối mặt với chỉ trích về việc “chuẩn bị quá mức” khi mua tới 500 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đủ để tiêm cho gấp đôi toàn bộ dân số nước này và không có ý định chia sẻ cho các nước có thu nhập thấp hơn.
Sau khi chính quyền của ông Biden ra thông báo mua thêm 100 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 từ Johnson & Johnson thì các cuộc gọi yêu cầu Mỹ chia sẻ với các nước khác cũng tăng lên nhiều. Ngoài ra, chính quyền Mỹ cũng đang nắm trong tay bản quyền đối với 100 triệu liều vaccine AstraZeneca dù loại này chưa được cấp phép ở Mỹ nhưng đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Người phát ngôn của AstraZeneca cho biết họ đã đề nghị Mỹ cân nhắc về việc tài trợ vaccine tới các nước khác.
 
Mỹ đối mặt với làn sóng chỉ trích mua vaccine ngừa COVID-19 nhiều gấp đôi dân số - ảnh 1
Số lượng vaccine ngừa COVID-19 mà Mỹ đã mua lên tới 500 triệu liều nhiều gấp đôi dân số của nước này.
 
Vừa qua Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng lên tiếng cảnh báo rằng nhiều nước giàu đã tiến hành mua phần lớn nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 trên thế giới. Điều này sẽ khiến cho khả năng tiếp cận với vaccine của các nước có thu nhập thấp hơn ngày một thu hẹp. Nhiều người cho rằng hành động này của Mỹ sẽ tạo nên một “nạn phân biệt chủng tộc vaccine” giữa các nước giàu và nghèo.

Tuy nhiên giới quan chức Mỹ lại phản đối ý kiến này với lý do là Mỹ cần dự trữ các liều vaccine ngừa COVID-19 và đây là một phần nằm trong kế hoạch chuẩn bị cho trường hợp các biến thể mới của COVID-19 xuất hiện hoặc dùng để tiêm nhắc lại.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết “Chúng tôi luôn muốn đóng góp sức lực trong nỗ lực đưa vaccine ngừa COVID-19 tới tiêm chủng cho các quốc gia trên thế giới. Bằng chúng là Mỹ đã cam kết sẽ tài trợ 4 tỷ USD cho sáng kiến hợp tác vaccine toàn cầu COVAX. Nhưng ưu tiên hàng đầu và trọng tâm của chúng tôi là đảm bảo cho người dân Mỹ được tiêm chủng đầy đủ. Và sau khi việc tiêm chủng tại Mỹ được hoàn thành, chúng tôi sẽ có một cuộc thảo luận về những hành động tài trợ tiếp theo”.

Trong một phân tích gần đây, Ngân hàng Thế giới cho biết tỷ lệ các nước thu nhập cao đã bắt đầu tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 là 82%, trong khí đó tỷ lệ của các nước thu nhập thấp hiện đang là 3%. Cũng theo đó, dự báo của cơ quan nghiên cứu kinh tế toàn cầu thuộc tạp chí The Economist (Nhà kinh tế) cho thấy các quốc gia có thu nhập trung bình có khả năng tiêm phòng hàng loạt cho người dân của họ vào cuối năm 2022, nhưng 84 quốc gia nghèo nhất thế giới chỉ có thể hoàn thành các chiến dịch tiêm phòng cho hàng loạt người dân sớm nhất là tới năm 2024 và như vậy thế giới sẽ không thể đạt được mục tiêu tạo miễn dịch cho toàn cầu, gây nguy cơ tạo ra nhiều biến thể nguy hiểm hơn.
 
Minh Nguyệt (theo The Guardian)

Hội thảo Khoa học ‘Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế’ do Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam chủ trì, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam tổ chức. Hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào lúc 8h00 ngày 26/05/2025, tại Khách sạn Thắng Lợi, 200 Yên Phụ, TP Hà Nội.

Hội thảo có sự hiện diện và tham gia thảo luận của đại diện một số cơ quan Đảng, bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện Hội và hiệp hội, đại diện ngân hàng, doanh nhân tư nhân…

Bên cạnh các bài tham luận riêng từ đại diện cơ quan Đảng, các chuyên gia và đại diện hiệp hội, … Hội thảo cũng tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính như cơ hội, tiềm năng, thách thức của kinh tế tư nhân trong sứ mệnh một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, cũng như việc thể chế hóa đầy đủ và khoa học Nghị quyết 68/NQ-TW vào thực tiễn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.