Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc 'vật lộn' để giữ giá đồng nhân dân tệ
Ngày 31/5, các đơn vị cho vay thương mại đã được lệnh giữ thêm ngoại tệ của họ làm dự trữ trong ngân hàng trung ương, hạn chế bán, sau khi tỷ giá của Nhân dân tệ/USD cao nhất trong 4 năm là 6,374.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đang cố gắng ngăn chặn các nhà đầu cơ sau khi đồng nhân dân tệ tăng khoảng 12% so với USD kể từ tháng 5.
Trung Quốc cho biết vào năm 2015, họ đã lên kế hoạch đưa đồng nhân dân tệ trở thành “đồng tiền có thể giao dịch tự do và sử dụng tự do” trong năm ngoái. Nhưng Trung Quốc vẫn giữ các biện pháp kiểm soát do lo ngại về sự thay đổi tỷ giá hối đoái và dòng tiền ra vào khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Nhà phân tích Iris Pang của tập đoàn ING cho biết trong một báo cáo: “Có vẻ như Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vẫn muốn theo đuổi ý tưởng tự do hóa tỷ giá hối đoái... Nhưng điều này khó đạt được nếu PBOC không thích những kẻ đầu cơ - Một thị trường bao gồm người kinh doanh ngoại hối, nhà đầu tư, bao gồm cả những nhà đầu cơ".
Hiện 1 USD = 6.37455 Nhân dân tệ. Ảnh: China.org.
Theo Macquarie Group, lệnh hôm 31/5 đã tăng số lượng dự trữ ngoại tệ mà các ngân hàng ký quỹ với PBOC từ 5% lên 7%. Thay đổi đó, áp dụng lần đầu tiên kể từ năm 2007, sẽ khóa khoảng 20 tỷ USD trong số 1.000 tỷ USD ngoại tệ của Trung Quốc.
Macquarie cho biết mức tăng là một "tín hiệu mạnh mẽ" cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang "ngày càng không thoải mái" với tốc độ tăng giá của đồng nhân dân tệ.
Sự gia tăng giá trị của đồng nhân dân tệ có nguy cơ làm cho hàng hóa của Trung Quốc trở nên đắt hơn ở thị trường nước ngoài, cản trở sự hồi sinh của ngành sản xuất sau sự sụt giảm năm ngoái.
Đồng nhân dân tệ mạnh hơn sẽ khiến dầu nhập khẩu, quặng sắt và các nguyên liệu thô khác rẻ hơn đối với các nhà sản xuất Trung Quốc sau khi giá hàng hóa toàn cầu tăng. Nhưng lệnh hôm 31/5 cho thấy các nhà quản lý ít lo lắng về điều đó hơn là về sự ổn định tài chính.
Vào năm 2017, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã thắt chặt các biện pháp kiểm soát giao dịch để ngăn chặn sự sụt giảm giá trị của đồng nhân dân tệ, sau khi thay đổi cơ chế được sử dụng để xác định tỷ giá hối đoái do nhà nước kiểm soát, đã gây ra tình trạng bán tháo rầm rộ.
Tiệp Nguyễn