Những lưu ý khi sử dụng hạt lanh và dầu hạt lanh
Dầu hạt lanh có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể được sử dụng như một thay thế cho các loại dầu khác, thêm vào thực phẩm hoặc áp dụng cho da và tóc của bạn. Chỉ với một hoặc hai phần dầu hạt lanh được sử dụng có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cơ thể.
Trong 7g hạt lanh xay nhuyễn có chứa những thành phần sau đây:
- Calo: 37
- Protein: 1,3g
- Carb: 2g
- Chất xơ: 1,9g
- Chất béo bão hòa: 0,3g
- Chất béo không bão hòa đơn: 0,5g
- Chất béo không bão hòa đa: 2g
- Axit béo omega-3: 1,597mg
- Vitamin B1: 8% lượng tiêu thụ khuyến nghị hằng ngày
- Vitamin B6: 2% lượng tiêu thụ khuyến nghị hằng ngày
- Folate: 2% lượng tiêu thụ khuyến nghị hằng ngày
- Canxi: 2% lượng tiêu thụ khuyến nghị hằng ngày
- Sắt: 2% lượng tiêu thụ khuyến nghị hằng ngày
- Magie: 7% lượng tiêu thụ khuyến nghị hằng ngày
- Photpho: 4% lượng tiêu thụ khuyến nghị hằng ngày
- Kali: 2% lượng tiêu thụ khuyến nghị hằng ngày
Cách dùng dầu hạt lanh
Dầu hạt lanh có thể sử dụng thay thế các loại dầu khác như sốt salad, nước chấm và nước sốt. Bạn cũng có thể thêm một khẩu phần (một muỗng canh tương đương 15ml) vào sinh tố, hoặc thêm một ít dầu hạt lanh vào chế độ ăn uống để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Ngoài việc được sử dụng trong thực phẩm, dầu hạt lanh có thể được áp dụng cho da để tăng cường sức khỏe của da, tăng độ ẩm cho da, làm mặt nạ tóc để thúc đẩy tăng trưởng của tóc.
Đối với trẻ em, hạt lanh là an toàn cho trẻ em khi uống ngắn hạn. Với trẻ em khoảng 7-8 tuổi, chỉ dùng dầu hạt lanh trong thời gian tối đa là 3 tháng.
Tuy nhiên, dầu hạt lanh không nên sử dụng để nấu ăn, vì nó có thể tạo thành các hợp chất có hại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Không nên ăn hạt lanh sống hoặc chưa chín.
Tác dụng phụ của dầu hạt lanh
Hạt lanh và dầu hạt lanh sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người nếu được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Tuy nhiên, khi uống với số lượng lớn và uống quá ít nước, hạt lanh có thể gây ra: đầy hơi, khí ga, bệnh tiêu chảy... Trong một số trường hợp, sử dụng dầu hạt lanh hoặc hạt lanh gây ra phản ứng dị ứng.
Dưới đây là một số đối tượng nên hạn chế hoặc tránh dùng dầu hạt lanh:
Đối với phụ nữ mang thai: Một số nghiên cứu cho thấy rằng dầu hạt lanh có thể làm tăng nguy cơ sinh non trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên tránh dùng dầu hạt lanh;
Rối loạn chảy máu: Dầu hạt lanh có thể làm tăng nguy cơ chảy máu nghiêm trọng ở những bệnh nhân bị rối loạn chảy máu;
Bệnh nhân phẫu thuật: Dầu hạt lanh có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật. Ngừng sử dụng loại dầu này ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
Lưu ý bảo quản dầu và hạt lanh
– Dầu hạt lanh cần phải được bảo quản trong tủ lạnh.
– Đối với hạt lanh thì cần sử dụng trong vòng 24 giờ sau khi xay nhuyễn (vì thế các mẹ ăn bao nhiêu thì xay bấy nhiêu nhé). Sau khi xay xong thì cho vào túi kín, để trong ngăn mát tủ lạnh. Bột hạt lanh có thể để trong ngăn mát tủ lạnh trong 3 tháng, để trong ngăn đá sẽ giữ được 6 tháng.
Lưu ý liều lượng sử dụng hạt lanh
Đối với trẻ nhỏ:
– Dầu hạt lanh có thể cho bổ sung vào bữa ăn của trẻ nhỏ để cân bằng acid béo – Đối với trẻ từ 2 đến 12 tuổi: cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết được nên dùng hạt lanh và dầu hạt lanh thế nào là hợp lý. Ví dụ như nên dùng 1 thìa cà phê bột hạt lanh hoặc 1 thìa dầu hạt lanh để chữa táo bón.
Đối với người lớn:
– Hạt lanh: Có thể dùng 1 thìa cà phê (một ngày từ 2-3 lần) hoặc từ 2-4 thìa cà phê (ngày chỉ 1 lần). Xay nhuyễn trước khi ăn và dùng kèm nhiều nước. – Dầu hạt lanh: Mỗi ngày có thể ăn từ 1-2 thìa mỗi ngày hoặc uống 1-2 viên nang.
Cẩn trọng khi sử dụng hạt lanh
Sử dụng thảo dược nói chung từ lâu được coi như một cách để cải thiện sức khỏe và trị bệnh. Tuy nhiên, trong thảo dược có chứa một số thành tố có thể gây ra tác dụng phụ và tương tác với một số loại thảo dược khác, các thực phẩm chức năng hoặc thuốc.
Vì những lý do này mà việc sử dụng thảo dược cần được hỏi ý kiến của chuyên gia y tế hoặc bác sĩ của riêng bạn. Hạt lanh cũng như vậy! Do đó, các mẹ hãy hỏi kĩ ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định ăn hạt lanh nhé. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc sau:
– Không được ăn hạt lanh thô hoặc còn xanh – nó có thể có độc tố.
– Phụ nữ mắc ung thư vú, tiết niệu và buồng trứng hoặc lạc nội mạc tử cung cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng hạt lanh vì nó có thể có tác dụng tựa như estrogen với cơ thể.
– Một vài nhà nghiên cứu cho rằng, hạt lanh không nên ăn nếu bạn đang mang bầu vì nó có thể có tác dụng tựa như estrogen với cơ thể. Vì thế hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn đang mang bầu.
-Đàn ông mắc chứng ung thư tiền liệt tuyến cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn hạt lanh.
– Những bệnh nhân bị tắc ruột, viêm ruột hoặc hẹp thực quản không nên ăn hạt lanh. Nó có thể khiến những bệnh này trầm trọng hơn vì có nhiều chất xơ.
– Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng các thuốc làm lỏng máu, thuốc tiểu đường và sử dụng thuốc tránh thai dạng uống và liệu pháp thay thế hormon thì đều cần cân nhắc trước khi sử dụng hạt lanh.
Nếu loại trừ tất cả những yếu tố trên đây thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng hạt lanh.
Một số chỉ dẫn khác về sử dụng hạt lanh
Hẳn có rất nhiều bạn thích ăn hạt lanh sẽ quan tâm đến cách bảo quản sao cho đúng loại hạt này. Rắc rối nằm ở chỗ hạt này có rất nhiều dạng để bạn lựa chọn: từ hạt thô, xay, nghiền hoặc là dầu.
Tất cả các dạng hạt lanh đều có lợi cho cơ thể nhưng một vài dạng giúp việc hấp thu phytoestrogens – estrogen thực vật (Yếu tố chính khiến hạt lanh được mệnh danh là hạt cho phụ nữ) có trong hạt lanh dễ dàng hơn.
Việc nghiền hoặc xay hạt lanh trước khi ăn giúp chúng ta hấp thu phytoestrogens tăng đáng kể. Nếu bạn nhai nguyên hạt thì không giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng alpha-linolenic acid (Một dạng axít béo Omega-3) giống như khi dùng dầu hạt lanh hoặc bột lanh.
Có một lưu ý rằng, việc nhai hạt lanh hoặc dùng dầu lanh có thể có những tác dụng phụ với đường tiêu hóa của bạn.
Dầu lanh thuần chất béo. Vì thế nó có thể tăng đáng kể lượng calo mà bạn hấp thụ trong bữa ăn. Dầu lanh không bền ở nhiệt độ nấu trong lò vì thế chỉ nên sử dụng nó trong những món ăn chế biến ở nhiệt độ phòng kiểu như salad, các loại sốt hoặc để nhúng.
Một lựa chọn trong cách sử dụng hạt lanh đó là làm bánh. Một điều may mắn là secoisolariciresinol diglucoside (SDG) – một chất chống oxi hóa – không bị phá vỡ ở nhiệt độ làm bánh thông tường. Nó vẫn bền vững và ổn định khi bảo quản ở nhiệt độ thường. Vì thế bạn hãy ăn yên thưởng thức các món bánh hạt lanh thơm ngon.
Nguồn: mayoclinic.org; healthline.com; webmd.com.