Ông chủ hầm thủy điện Nậm Củn 3 vừa bị sạt lở là ai?

Hà Lan 13:29 | 09/10/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Mới đây, hầm thủy điện Nậm Củm 3 bị sạt lở khiến 2 công nhân tử vong.

Vụ sạt lở công trình xây dựng thuỷ điện Nậm Củm 3 trên địa bàn H.Mường Tè xảy ra vào lúc 2 giờ sáng 6/10. 2 công nhân là anh Lưu Đình T. (43 tuổi, quê ở tỉnh Bắc Kạn) và Phàn Văn L. (28 tuổi, quê ở tỉnh Hà Giang) được đưa đến Bệnh viện H.Mường Tè cấp cứu nhưng không qua khỏi. 

Ông Kiều Hải Nam, Phó chủ tịch UBND huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) cho biết, do dịch Covid-19 và hoàn cảnh gia đình 2 nạn nhân khó khăn nên huyện đã yêu cầu chủ đầu tư công trình có trách nhiệm đưa thi thể nạn nhân về quê để tổ chức mai táng và hỗ trợ gia đình các nạn nhân.

"Sau khi lực lượng chức năng khám nghiệm tử thi các nạn nhân, phía công ty đã thuê xe đưa thi thể các nạn nhân về quê để làm thủ tục mai táng, đồng thời hỗ trợ ban đầu cho gia đình mỗi nạn nhân 80 triệu đồng. Hiện, đoàn công tác của tỉnh đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc" - ông Nam nói.

Hầm thủy điện Nậm Củm 3 bị sập đã khiến 2 công nhân chết.

Được biết, hầm thủy điện Nậm Củm 3 do Công ty Mường Tè làm chủ đầu tư.

Dự án nhà máy thủy điện Nậm Củm 3 (Mường Tè – Lai Châu) đang trong giai đoạn thi công có quy mô 45MW, tổng mức đầu tư 1.800 tỷ đồng. Đây là một trong 3 công trình thủy điện do Công ty Mường Tè đầu tư trên địa bàn huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu gồm: Nhà máy thủy điện Nậm Lần, quy mô 15MW, tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng, Nhà máy thủy điện Nậm Củm 2, và Nậm Củm 3.

Ông chủ công trình thủy điện là ai?

Amaccao là một tập đoàn đa ngành hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, giáo dục, xây dựng, đầu tư,… Tập đoàn có trụ sở tại 689 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội. Dù thành lập từ năm 1995 nhưng phải sau năm 2010 tập đoàn mới được nhiều người biết đến rộng rãi thông qua các dự án đầu tư.

Amaccao hiện có 5 cụm công nghiệp, 16 nhà máy được đặt tại Hà Nội, Thái Nguyên, Hà Nam, Lai Châu và 21 Công ty thành viên. Những công ty này đều là những pháp nhân độc lập, hoạt động kinh doanh và hạch toán kế toán độc lập và điều hành dưới chung một sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tô Văn Năm (sinh năm 1969).

Đây có thể coi là một công ty gia đình theo đúng nghĩa của những doanh nhân họ Tô là anh chị em ruột. Theo dữ liệu năm 2018, Amaccao có vốn điều lệ 1.200 tỷ đồng, Chủ tịch HĐQT Tô Văn Năm sở hữu 90% cổ phần. Ngoài doanh nhân Tô Văn Năm ra thì bà Tô Anh Minh cũng sở hữu 9%. Hai cá nhân là ông Tô Văn Nhật và bà Tô Thị Đường mỗi người nắm giữ 0,5% còn lại.

Ông Tô Nhật - Tổng giám đốc Tập đoàn Amaccao.

Ngoài ra, doanh nhân Tô Văn Năm còn là đại diện pháp luật của nhiều công ty khác có thể kể đến như: Công ty TNHH cửa Novodoor Việt Nam, CTCP dịch vụ và sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Đông Anh, CTCP công thương và dịch vụ Việt Nam, CTCP đầu tư môi trường xanh Hà Nội, Công ty TNHH Giáo dục Archimedes Đông Anh và CTCP AVINAA Hà Nam.

Trong khi đó, người giữ trọng trách làm “phó tướng” cho ông Năm chính là em trai ông, doanh nhân Tô Văn Nhật. Ông Nhật hiện đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Amaccao.

Ngoài ra, ông Nhật còn là người đại diện theo pháp luật kiêm chủ tịch của nhiều công ty khác là Công ty TNHH Vật liệu Bata, Công ty TNHH Châu Âu Xanh, Công ty TNHH đào tạo và tư vấn Âu Mỹ, CTCP đào tạo Success Business Việt Nam và CTCP Sản xuất và thương mại Bona Việt Nam,…

Tình hình kinh doanh ra sao?

Trong 4 năm trở lại đây, Amaccao Group (công ty mẹ) chỉ báo lãi duy nhất một lần vào năm 2017 với mức lãi vỏn vẹn 143 triệu đồng. Gần nhất là năm 2019, Amaccao ghi nhận doanh thu thuần đạt 79,9 tỷ đồng, lỗ thuần ở mức 1,96 tỷ đồng, trong khi năm 2018 cũng lỗ 4 tỷ đồng.

Tuy nhiên, các số liệu trên mới chỉ là các chỉ số tài chính riêng lẻ, chưa hợp nhất tất cả các đơn vị thành viên.

Về Vinadic, công ty này được thành lập vào tháng 11/2001, trụ sở chính đặt tại Khu công nghiệp Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội.

Trong năm 2018, Vinadic đã thực hiện 2 lần tăng vốn từ 500 tỷ đồng lên 1.130 tỷ đồng, trong đó Chủ tịch HĐQT Tô Văn Năm là cổ đông lớn nhất góp hơn 1.116 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ sở hữu 98,78%. Cập nhật đến ngày 6/11/2019, Vinadic có vốn điều lệ 1.350 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh, trong 4 năm trở lại đây, Vinadic luôn duy trì doanh thu từ 500 – 700 tỷ đồng/năm, tuy nhiên khoản lợi nhuận thuần lại chỉ ở mức thấp. Khả quan hơn cả là năm 2019, Vinadic ghi nhận doanh thu thuần đạt 640,2 tỷ đồng, lãi thuần ở mức 5,6 tỷ đồng, tương ứng với biên lợi nhuận 8,7%.

Tính đến ngày 31/12/2019, quy mô tổng tài sản của Vinadic đạt 2.115 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 1.256 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 73% và 56% so với thời điểm đầu năm.

Trở lại với Amaccao, ngoài Vinadic, tập đoàn này còn một số đơn vị thành viên tiêu biểu khác có thể kể đến như Công ty TNHH Nhựa Châu Âu xanh (Euro Pipe) hay CTCP Amaccao Pile.

Trong đó, Nhựa Châu Âu xanh là công ty liên doanh chuyên sản xuất ống nhựa và phụ kiện ống nhựa tiêu chuẩn Châu Âu. Còn Amaccao Pile là đơn vị sản xuất và cung cấp cống, cọc, cấu kiện đúc sẵn, tư vấn thiết kế và thi công nền móng tại khu vực phía Bắc.

Tuy nhiên, tương tự như Vinadic, kết quả kinh doanh của 2 công ty này cũng chưa được khả quan khi chỉ khoản lãi thuần là rất nhỏ, thậm chí là lỗ dù ghi nhận doanh thu đạt hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Cụ thể, năm 2019, doanh thu thuần của Nhựa Châu Âu xanh đạt 505 tỷ đồng, lãi thuần ở mức 2,39 tỷ đồng, tương ứng với biên lợi nhuận 0,47%. Trước đó, giai đoạn 2016 – 2018, công ty này liên tục báo lỗ từ 2 – 6 tỷ đồng mỗi năm.

Còn Amaccao Pile, năm 2019 ghi nhận doanh thu thuần đạt 670,7 tỷ đồng, lãi thuần ở mức 1,4 tỷ đồng, tương ứng với biên lợi nhuận 0,2%.

 

ĐỌC NHIỀU