Ông Trump tiếp tục gây sức ép lên Trung Quốc: ký luật mới 'đá' DN Trung Quốc khỏi sàn chứng khoán

12:54 | 19/12/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Những ngày cuối nhiệm kỳ Oong Trump và chính quyền của mình lại tiếp tục gây sức ép lên Trung Quốc khi ban hành luật mới cấm các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia sàn chứng khoán Mỹ.
Ngày 18/12, Tổng thống Mỹ Donald Trum đã ký phê chuẩn dự luật có thể cấm các công ty Trung Quốc niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán Mỹ nếu không tuân thủ quy định về kiểm toán. Theo giới quan sát, động thái này thể ảnh hưởng tới các tập đoàn khổng lồ của Trung Quốc như Alibaba Group Holding hay Baidu Inc. Theo Bloomberg, với luật mới này, các doanh nghiệp Trung Quốc có thể bị trục xuất khỏi sàn chứng khoán Mỹ nếu cơ quan quản lý tài chính Mỹ không thể kiểm tra kết quả kiểm toán của chúng.
 
Từ lâu ông Trump vẫn luôn chỉ trích Trung Quốc về cái mà ông gọi là hoạt động thương mại không công bằng và đã áp những lệnh phạt thuế hàng tỉ USD với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Dự luật cấm niêm yết đã nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tại hạ viện trong tháng này sau khi đã dễ dàng được thông qua trước đó tại thượng viện trong tháng 5.
 
My-ky-luat-khong-cho-Trung-Quoc-tham-gia-san-chung-khoan
 
Luật trên được áp dụng với mọi công ty nước ngoài, tuy nhiên các nghị sĩ Mỹ khẳng định mục tiêu chính là doanh nghiệp Trung Quốc. Trong nhiều năm, hàng loạt công ty Trung Quốc phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) tại Mỹ để huy động vốn.
 
Các công ty Trung Quốc có 3 năm để tuân thủ quy định về kiểm toán của Mỹ. “Việc để các công ty Trung Quốc thoải mái phớt lờ những quy định mà doanh nghiệp Mỹ phải tuân thủ là điều nguy hiểm”, Thượng nghị sĩ John Kennedy khẳng định.
 
Dự luật vừa được ký ban hành nêu trên cấm các công ty nước ngoài niêm yết trên các sàn chứng khoán của Mỹ nếu không đáp ứng được các yêu cầu về kiểm toán trong 3 năm liên tiếp.
 
Động thái diễn ra khi trước đó, cùng ngày, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết, nước này đang bổ sung hàng chục công ty Trung Quốc, trong có Tập đoàn sản xuất chip bán dẫn lớn nhất Trung Quốc SMIC, vào "danh sách đen" thương mại. Đây được coi là một động thái mới nhất trong nỗ lực của Tổng thống Donald Trump nhằm củng cố di sản cứng rắn với Trung Quốc.
 
Trong khi đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định, Mỹ nên chọn đối thoại và tham vấn với Trung Quốc thay vì theo đuổi các biện pháp trừng phạt đơn phương "không thể chấp nhận được" đối với các công ty Trung Quốc, đồng thời kêu gọi Mỹ ngừng "áp dụng quá mức khái niệm an ninh quốc gia".
 
Trong bài diễn văn đặc biệt tại Hiệp hội châu Á mà tập trung chủ yếu vào quan hệ Trung-Mỹ, ông Vương Nghị nói: "Chúng ta cần thay thế các biện pháp trừng phạt bằng đối thoại và tham vấn".
 
Ngoại trưởng Trung Quốc cũng lưu ý đến 4 ưu tiên trong chính sách của Tổng thống đắc cử Joe Biden, người sẽ nhậm chức vào ngày 20/1 tới và tin rằng, ít nhất ba trong số đó gồm ứng phó Covid-19, phục hồi kinh tế và biến đổi khí hậu sẽ mở ra cơ hội nhằm thúc đẩy cho sự hợp tác giữa hai nước.
 
My-ky-luat-khong-cho-Trung-Quoc-tham-gia-san-chung-khoan
 
Từ lâu, các doanh nghiệp Trung Quốc đã coi thị trường vốn Mỹ là kênh huy động vốn quan trọng để phát triển. Dù luật mới không trừng phạt ngay, mà chỉ áp dụng nếu 3 năm liền doanh nghiệp không tuân thủ quy định, nó vẫn có thể gây thiệt hại thực sự cho các công ty Trung Quốc không đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm toán. Ước tính tổng giá trị cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Mỹ vào khoảng hơn 2.000 tỷ USD. Từ năm 2013 đến nay, các công ty Trung Quốc huy động được khoảng 60 tỷ USD tiền đầu tư thông qua hơn 140 đợt IPO. Tuy nhiên, PCAOB khẳng định các nhà đầu tư đối mặt nhiều rủi ro khi mua cổ phiếu công ty Trung Quốc bởi hành vi gian lận tài chính.
 
Hồi tháng 11, chính quyền Tổng thống Trump ra lệnh hành pháp cấm các nhà đầu tư Mỹ mua cổ phần nhiều công ty Trung Quốc. Lệnh hành pháp này có hiệu lực từ ngày 11/1/2021. Ngày 10/12, S&P Dow Jones Indices tuyên bố loại bỏ 10 công ty Trung Quốc từ ngày 21/12.
 
Nasdaq cũng lên danh sách các doanh nghiệp Trung Quốc bị xóa khỏi chỉ số này. Có thể kể đến China Communications Construction Co, China Railway Construction Corp, CRRC Corp và Semiconductor Manufacturing International Corp. Quy định mới sẽ được áp dụng vào ngày 21/12
 
Với lệnh hành pháp trên, chính phủ Mỹ muốn ngăn chặn các các công ty đầu tư, quỹ hưu trí và các doanh nghiệp khác của Mỹ mua cổ phần tại 31 công ty Trung Quốc bị Bộ Quốc phòng Mỹ xác định là có quan hệ với quân đội Trung Quốc.
 
Nguyễn Dung