Phiên bản Tiếng Việt của ePing chính thức đi vào hoạt động

20:49 | 29/04/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Ngày 29/4, Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp với Trung tâm thương mại quốc tế ITC cho ra mắt phiên bản tiếng Việt của ePing - Hệ thống cảnh báo thương mại toàn cầu.

Nhiều doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn trong việc cập nhật các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động vật(SPS), đồng thời, còn có các rào cản về mặt kỹ thuật thương mại (TBT) tại thị trường nước ngoài. Theo báo cáo của cuộc khảo sát Doanh nghiệp của ITC thì vào năm 2019, rào cản ngôn ngữ là một trong những thách thức lớn đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Để xóa bỏ được rào cản này giúp doanh nghiệp có thể phát triển hơn nữa, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với văn phòng SBS và TBT Việt Nam cho ra mắt phiên bản tiếng Việt của ePing - phiên bản này sẽ giúp các đơn vị xuất khẩu nhận được đầy đủ thông tin từ những thông báo của WTO một cách kịp thời nhất.

Phiên bản Tiếng Việt của ePing chính thức đi vào hoạt động - ảnh 1

Phiên bản tiếng Việt của ePing chính thức đi vào hoạt động

Giám đốc điều hành của ITC - ông Pamela Coke-Hamiltoncho biết: "Từ đó các doanh nghiệp sẽ có bước giải quyết nhanh chóng trước những thay đổi về quy định tại các quốc gia đối tác và giúp họ xác định rõ hơn những trở ngại có thể phải đối mặt trong quá trình tuân thủ quy định mới".

Bên cạnh đó, các nước thành viên của WTO phải thông báo cho WTO trước khi ban hành về quy định mới với yêu cầu sản phẩm, giới hạn dư lượng thuốc trừ sâu đến các quy định nhãn dán.

ITC phối hợp với Cục xúc tiến thương mại triển khai các hoạt động gồm dịch ePing sang Tiếng Việt, cung cấp các khóa đào tạo cho daonh nghiệp và hướng dẫn tham gia hệ thống. Hiện, ePing đã có 13.000 người dùng trên toàn thế giới và Việt Nam có 350 người dùng.

Đây là lần đầu tiên ePing có ngôn ngữ không chính thức của WTO. ITC, WTO, văn phòng SPS, văn phòng TBT tại Việt Nam phối hợp Cục Xúc tiến thương mại và Đại học Ngoại thương triển khai Hệ thống ePing phiên bản tiếng Việt này.

Tính đến hiện nay, dự án thí điểm này đã dịch 50 thông báo trong ngành Thủy sản và da giày. Sắp tới, các thông báo SBS và TBT liên quan đến mặt hàng nông sản gồm trái cây, rau củ quả cũng sẽ được dịch.

Xem thêm: Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam khi Nhật Bản thông qua thỏa thuận thương mại RCEP

Tâm Phạm