PVPOWER - Nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước

14:39 | 24/05/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
PVPower - Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam được thành lập năm 2007 theo hình thức Công ty TNHH MTV với 100% vốn của Tập đoàn dầu khí.

Quá trình hình thành của PVPower

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower) tiền thân là Tổng Công ty mẹ - Công ty TNHH Một thành viên do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đầu tư 100% vốn. PVPower được thành lập theo quyết định 1468/QĐ-DKVN của Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam vào ngày 17/5/2007. Vốn điều lệ hiện tại của PVPower là 23.418.716.000.000 đồng.

PVPOWER - Nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước - ảnh 1

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower)

14 năm hình thành và phát triển vươn mình thành nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của đất nước

Trải qua chặng đường 14 năm hình thành, xây dựng và phát triển, bằng sự tận tâm của Ban lãnh đạo cùng tinh thần đoàn kết của cán bộ công nhân viên đã đưa PVPower từng bước phát triển mạnh mẽ. Doanh nghiệp này tự hào là đơn vị đứng đầu toàn quốc về sản lượng nhiệt điện, khí và đứng thứ 2 về tổng sản lượng điện. Bên cạnh đó PVPower đã không ngừng nỗ lực đóng góp tích cực vào sứ mệnh đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nhằm góp phần phát triển ngành công nghiệp điện lên một bước tiến mới.

Hiểu được giá trị của ngành công nghiệp điện đối với việc phát triển nền kinh tế của đất nước. PVPower đã không ngừng chú trọng công tác vận hành nhà máy an toàn, hiệu quả.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, để có thể giữ vững được sự ổn định đồng thời hướng đến sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Doanh nghiệp này đã tiếp tục tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng duy trì thiết bị nhà máy khả dụng cao. Đồng thời tiếp tục thực hiện kiểm soát chặt chẽ, tiết kiệm và tiết giảm tối đa các khoản chi phí trong toàn Tổng Công ty.

PVPOWER - Nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước - ảnh 2

PVPower tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng duy trì thiết bị nhà máy khả dụng cao

Chính vì thế, PVPower đã thực hiện tốt được kế hoạch, chỉ tiêu đặt ra trong mỗi năm. Đây cũng là một bước đệm cho sự phát triển vững chắc vươn lên tầm cao mới trong những chặng đường phát triển tiếp theo của doanh nghiệp nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của sản xuất, sinh hoạt và chuyển đổi cơ cấu kinh tế cũng như phục vụ đắc lực cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước.

Ban lãnh đạo của PVPower

  • Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Hồ Công Kỳ đảm nhiệm
  • Thành viên Hội đồng quản trị: Ông Lê Như Linh, Ông Nguyễn Anh Tuấn, Ông Phạm Xuân Trường, Bà Vũ Thị Tố Nga, Bà Nguyễn Hoàng Yến
  • Tổng Giám đốc: Ông Lê Như Linh đảm nhiệm
  • Phó Tổng Giám đốc bao gồm: Ông Phan Ngọc Hiền, Bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, Ông Phan Đại Thành, Ông Nguyễn Duy Giang, Ông Nguyễn Mạnh Tưởng, Ông Nguyễn Minh Đạo, Ông Nguyễn Kiên
  • Trưởng ban kiểm soát: Ông Vũ Quốc Hải đảm nhiệm
  • Kiểm soát viên: Bà Lý Thị Thu Hương, Bà Vũ Thị Ngọc Dung, Bà Hà Thị Minh Nguyệt

PVPOWER - Nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước - ảnh 3

Ông Ông Hồ Công Kỳ - Chủ tịch HĐQT PVPower

PVPower phát triển nhờ có nền móng vững chắc

Trên bản đồ Việt Nam, các công trình của PVPower đã trải khắp ba miền Bắc - Trung - Nam. Thực tế cho thấy, các nhà máy của PVPower quản lý luôn vận hành hiệu quả, an toàn trong mọi điều kiện. Theo số liệu thống kê tính đến năm 2017, doanh nghiệp này đã có tổng sản lượng điện hòa lưới quốc gia đạt trên 138 tỷ kWh, doanh thu đạt khoảng 180.000 tỷ đồng, nộp cho ngân sách nhà nước 9.000 tỷ đồng và 200 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội. PVPower là doanh nghiệp luôn có tầm nhìn xa khi luôn đổi mới về cách quản lý, cách thức đào tạo nội bộ về kỹ thuật cũng như kỹ thuật vận hàng công nghệ cao đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Lúc mới vận hành thì PVPower cũng gặp rất nhiều khó khăn nhưng không vì thế mà doanh nghiệp này từ bỏ. Từ con số không PVPower đã vượt qua chính mình bằng trách nhiệm, quyết tâm và tổng hợp các nguồn lực nhằm hướng đến sứ mệnh cao cả về điện lực dầu khí, năng lượng để phát triển đất nước bền vững.

Các dự án nổi bật của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower)

Nhiệt điện khí Cà Mau 1 & 2: Được xây dựng tại Xã Khánh Na, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau vận hành với công suất 1.500 MW. Đơn vị quản lý, vận hành là Công ty điện lực Dầu khí Cà Mau - đơn vị thành viên của PVPower. Sản lượng điện bình quân của nhà máy này là 9,0 tỷ kWh/năm.

PVPOWER - Nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước - ảnh 4

Nhà máy Nhiệt điện Cà Mau 1&2

Nhiệt điện khí Nhơn Trạch: Được xây dựng tại huyện Nhơn Trạch - Đồng Nai. Nhà máy này được Công ty Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch - đơn vị thành viên của PVPower quản lý và vận hành với công suất 450MW. Sản lượng điện bình quân của nhà máy này đạt 2,5 tỷ kWh/năm.

Nhiệt điện khí Nhơn Trạch 2: Được xây dựng tại Huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai dưới sự quản lý vận hành của Công ty Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2. Công suất vận hành là 750 MW và sản lượng điện bình quân của nhà máy đạt 4,5 tỷ kWh/năm.

Nhiệt điện than Vũng Áng 1: Được xây dựng tại xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh dưới sự vận hành quản lý của đơn vị thành viên PVPower Công ty Điện lực dầu khí Hà Tĩnh với công suất 1.200 MW. Sản lượng điện bình quân trong năm đạt 7,2 tỷ kWh.

Nhiệt điện khí Nhơn Trạch 3&4: Được xây dựng tại Khu công nghiệp Ông Kèo, Nhơn Trạch, Đồng Nai. Công suất mỗi nhà máy đạt 750 MW. Nhiên liệu của mỗi nhà máy tiêu thụ là khí thiên nhiên hóa lỏng với khối lượng tiêu thụ mỗi năm của mỗi nhà máy là 0,57 triệu tấn.

Thủy điện Hủa Na: Xây dựng tại Xã Đồng Văn, Quế Phong, Nghệ An dưới sự vận hành và quản lý của Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na với công suất trung bình đạt 180 MW. Sản lượng điện bình quân mỗi năm đạt 717 triệu kWh.

Nhà máy thuỷ điện Đakđrinh: Nằm tại huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) và Kon Plong (KonTum) dưới sự vận hành và quản lý của Công ty Cổ phần thủy điện Đakđrinh với công suất 125 MW. Sản lượng điện bình quân mỗi năm đạt 541 triệu kWh.

Thủy điện Nậm Cắt: Được xây dựng tại Xã Đôn Phong, Bạch Thông, Bắc Kạn với sự quản lý vận hành của Công ty Cổ phần Điện lực dầu khí Bắc Kạn. Công suất nhà máy ước đạt 3,2 MW với sản lượng điện bình quân mỗi năm là 14 triệu kWh.

PVPOWER - Nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước - ảnh 5

Nhà máy thủy điện Nậm Cắt

Nhiệt điện Than Thái Bình 2: Được xây dựng tại xã Mỹ Lộc, Thái Thụy, Thái Bình với công suất ước đạt 1.200 MW. Công nghệ của nhà máy này là Nhiệt điện ngưng hơi thông số cận tới hạn. Nhiên liệu sử dụng chính của nhà máy này là than cám 5 và than nội địa, khối lượng tiêu thụ là 3 triệu tấn/ năm.

Nhiệt điện Than Long Phú 1: Được xây dựng tại Tỉnh Sóc Trăng với công suất vận hành là 1.200 MW. Nhà máy này sử dụng công nghệ nhiệt điện ngưng hơi, nhiên liệu được nhập khẩu và tiêu thụ ước tính 3 triệu tấn/ năm.

Nhiệt điện than Sông Hậu 1: Được xây dựng tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang với công suất đạt 1.200 MW. Công nghệ được nhà máy áp dụng là Nhiệt điện ngưng hơi, thông số siêu tới hạn. Nhiên liệu được sử dụng là Than nhập khẩu với 3 triệu tấn tiêu thụ mỗi năm.

Nhiệt điện khí Miền Trung 1&2: Được xây dựng tại Khu kinh tế Chu Lai, Quảng Nam. Công nghệ nhà máy này áp dụng là điện tua bin khí chu trình hỗn hợp với công suất mỗi nhà máy đạt 750 MW. Nhiên liệu được tiêu thụ ở đây là khí thiên nhiên tại Mỏ Cá Voi Xanh với lượng tiêu thụ mỗi năm khoảng 820 triệu m3.

Nhiệt điện khí Sơn Mỹ 2: Được xây dựng tại xã Sơn Mỹ, Bình Thuận. Nhà máy sử dụng công nghệ tua bin khí chu trình hỗn hợp với công suất 750 MW trên mỗi nhà máy. Nhiên liệu cho mỗi nhà máy được dùng là LNG nhập khẩu với khối lượng tiêu thụ mỗi năm khoảng 0,57 triệu tấn.

Nhiệt điện khí Kiên Giang I, II: Xây dựng tại Khu công nghiệp Xẻo Rô, Kiên Giang. Công suất của nhà máy này sử dụng là điện tua bin khí chu trình hỗn hợp với công suất mỗi nhà máy là 750 MW.

Trách nhiệm cao cả của PVPower đối với cộng đồng

Điện lực dầu khí là một trong 5 lĩnh vực làm nòng cốt quan trọng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Điện lực dầu khí có nhiệm vụ là cung cấp điện năng cho đất nước đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Sản xuất điện được hiểu không chỉ là kinh doanh đơn thuần mà nó là một dạng kinh doanh đặc thù. Chính vì thế, kinh doanh điện chính là thước đo, là giá trị thuyết phục của PVPower.

PVPOWER - Nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước - ảnh 6

Ngoài kinh doanh, PVPower còn chú trọng đến công tác an sinh xã hội, hỗ trợ cộng đồng

Minh chứng thuyết phục cho việc phát triển của PVPower trong những năm qua chính là sản lượng điện, doanh thu hàng năm cao hơn năm trước và luôn vượt kế hoạch đề ra.

Việc kinh doanh điện này đã giúp cho những trẻ em vùng sâu, vùng xa có được điện học tập, tiếp cận với nền tri thức mới. Ánh sáng điện được chạy về với những buôn làng xa xôi giúp con người được sống một cuộc sống văn minh, hiện đại hơn.

Thường ở những vùng sâu vùng xa sẽ có cuộc sống rất khó khăn cho nên PVPower đã quyết định đặt nhà máy ở đó. Một là giúp cho người dân cải thiện được cuộc sống, hơn nữa góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tăng tỷ lệ về công nghiệp, đóng góp nguồn ngân sách lớn tại các địa phương.

Xem thêm: 'Bầu Hiển' và PV Power 'bắt tay' làm dự án điện khí 3,5 tỷ USD tại Hà Tĩnh

Tâm Phạm