`Shark tri kỷ` Nguyễn Hòa Bình - Từ cậu sinh viên chỉ có 2 triệu đồng làm vốn tạo nên đế chế tỷ đô
Tiểu sử của Shark Bình
Shark Bình là nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn NextTech, Shark Bình có tên đầy đủ là Nguyễn Hòa Bình sinh năm 1981 tại Hà Nội. Ông có hơn 20 năm khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ và có hơn 30 giải thưởng về lĩnh vực này.
Ông Nguyễn Hòa Bình (Shark Bình) - Chủ tịch Tập đoàn NextTech
Về trình độ học vấn, Shark Bình từng Tốt nghiệp Thạc sĩ Tin Học tại Đại Học Quốc gia Hà Nội. Giai đoạn 2007 - 2017, Ông được bình chọn là TOP những người có ảnh hưởng đến sự phát triển của Internet Việt Nam.
Khởi nghiệp năm 19 tuổi và thành công của NextTech như hiện nay
Ít ai biết được rằng, khi còn ngồi trên ghế giảng đường, Shark Bình đã thành lập công ty riêng kinh doanh trên nền tảng Internet đầu tiên mang tên PeaceSoft với số vốn chỉ vỏn vẹn 2 triệu đồng. Ông được xem là Startup đầu tiên của Việt Nam về lĩnh vực công nghệ khi chuyên gia công phần mềm.
Năm 2003, sau hội thảo Net Booking lớn nhất của kinh doanh Châu Á, quỹ đầu tư mạo hiểm IDG quyết định đầu tư và tạp nên một bước ngoặt phát triển của PeaceSoft.
Sau 7 năm hoạt động, ông nhận thấy được rằng PeaceSoft chỉ gia công phần mềm theo yêu cầu của khách hàng nên có nhiều bất cập, hao tốn nhiều chi phí nhưng không mang về lợi nhuận nhiều. Chính vì thế, ông Bình đã chuyển hướng sang mô hình thương mại điện tử mang tên Chodientu.vn.
Tiền thân của NextTech là PeaceSoft - Startup đầu tiên của Việt Nam về lĩnh vực công nghệ
Đây cũng là dự án tiên phong trong ngành TNĐT của Việt Nam. Mô hình Chodientu là nơi mang đến cho khách hàng nhiều tiện lợi khi mua sắm online. Thời điểm này, khi tập đoàn Ebay mở rộng thị trường sang Đông Nam Á và tại Việt Nam, Ebay đã chọn PeaceSoft là đối tác kinh doanh thương mại điện tử. Tuy nhiên, lĩnh vực nào dễ kiếm tiền thì càng dễ có đối thủ cạnh tranh, vì vậy, sau khi Lazada và Shopee tấn công vào thị trường Việt Nam thì PeaceSoft không còn được săn đón như trước thậm chí đối tác Ebay cũng không muốn đốt tiền và ngưng hợp tác với ông Bình.
Năm 2016, PeaceSoft đã tiến hành tái cấu trúc theo mô hình tập đoàn để không dừng lại ở thị trường thương mại điện tử mà thay vào đó sẽ tham gia vào cuộc chơi lớn hơn là điện tử hóa thương mại với tổng doanh số bán lẻ lên đến 110 tỷ USD/năm. Và cũng chính thời điểm này, ông Nguyễn Hòa Bình đã quyết định đổi tên PeaceSoft thành tập đoàn NextTech.
Sự phát triển vượt bậc của NextTech làm nên tên tuổi của Shark Bình
Sau khi tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp, ông Bình đã tiến hành đổi tên PeaceSoft thành NextTech và xây dựng hệ sinh thái với 20 dịch vụ điện tử hóa hoạt động tại Việt Nam và 8 thị trường Đông Nam Á với 4 lĩnh vực chính là thương mại điện tử, công nghệ tài chính, dịch vụ hậu cần và lĩnh vực giáo dục.
Ngoài ra, NextTech còn sở hữu nhiều thương hiệu công nghệ tiên tiến nhất hiện nay như: FastGo, mPOS, VIMO.vn, Ngân Lượng, Boxme… Theo thống kê, tổng sản lượng giao dịch điện tử hàng năm của NextTech ước tính đạt 3 tỷ USD. Tập đoàn này có 200 nhân viên tại 8 quốc gia trong khu vực.
Những người trong ngành không còn lạ lẫm gì khi NextTech được ví như "Alibaba của Việt Nam", bên cạnh đó, doanh nghiệp này còn được bầu chọn là 1 trong 10 công ty có ảnh hưởng đến sự phát triển của Internet Việt Nam.
Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực công nghệ, NextTech còn mở rộng đầu tư thêm lĩnh vực thời trang tóc. Đây cũng được xem là bước phát triển đầy triển vọng của NextTech trong gần 20 năm qua.
Shark Bình với những Thương vụ Bạc tỷ
Sau thành công mùa 3 của Shark Tank Việt Nam, ông Nguyễn Hòa Bình được nhắc đến với cái tên "Shark tri kỷ" vì những thương vụ xuống tiền bởi "gặp đúng tri kỷ". Đây cũng là Shark được đánh giá là có khẩu vị khá "mặn" trong suốt chương trình đồng thời ông cũng có không ít cú "vỗ vào mặt" của những starup.
Vì vậy, Thương vụ bạc tỷ mùa 4 đã gọi tên Shark Bình, tại đây ông Bình có chia sẻ: "Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đi trước là phải dìu dắt hỗ trợ lứa startup đi sau. Tại chương trình năm nay, tôi mong muốn trở thành tri kỷ và bệ phóng kết nối startup công nghệ Việt với hàng trăm nghìn doanh nghiệp và nhiều chục triệu khách hàng tại Việt Nam, rồi vươn ra khu vực Đông Nam Á thông qua hệ sinh thái kinh tế số Tập đoàn NextTech".
Dàn "cá mập" trong Shark Tank Việt Nam mùa 4
Đối với mùa 4 của Shark Tank Việt Nam, ông Bình có tiết lộ "khẩu vị" vị của mình sẽ tập trung vào 2 đối tượng chính: Starup truyền thống biết sử dụng công nghệ, tối ưu hóa hoạt động để tăng trưởng trên quy mô lớn; Startup công nghệ chuyển đổi số giải được bài toán về thị trường và bán hàng.
Shark Bình và cuộc sống đời tư
Là một người khá kín tiếng nên cuộc đời và gia đình của Shark Bình vẫn còn đang là một ẩn số. Theo như ông Bình chia sẻ thì "tri kỷ" của ông chính là bé Minh Quân (con trai ông Bình), mặc dù công việc bận rộn nhưng ông vẫn thường hay dành thời gian để trò chuyện cũng như lắng nghe những đam mê, những hoài bão của con.
Được biết, cả ông Bình và vợ đều là những lãnh đạo cấp cao của NextTech đồng thời cũng là người đứng đầu nhiều dự án về công nghệ nên khi nghe con trai tỏ ra yêu thích lĩnh vực công nghệ thì vợ chồng ông đã tìm kiếm môi trường học tập phù hợp với đam mê cho con.
Điển hình, năm 2016, nhìn thấy được nhu cầu của các bậc phụ huynh đối với việc đào tạo công nghệ cho con, vợ chồng Shark Bình đã quyết định thực hiện dự án về đào tạo công nghệ cho trẻ em mang tên Học viện Sáng tạo Công nghệ TEKY - đây được xem là Học viện đào tạo công nghệ chất lượng đầu tiên tại Việt Nam.
Học viện Sáng tạo Công nghệ TEKY - Học viện đào tạo công nghệ chất lượng đầu tiên tại Việt Nam
Shark Bình là người rất thích đọc sách và luôn dành thời gian để tranh thủ đọc những cuốn sách từ kinh tế, chính trị, kinh doanh đến tin tức,... đặc biệt, ông có niềm đam mê với lịch sử nhất là lịch sử Việt Nam và sau là lịch sử Trung Quốc.
Shark Bình được biết đến với vai trò gì?
Là ông chủ của Tập đoàn NextTech với khối tài sản khổng lồ
Nhà đầu tư cho các starup trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 3
Xem thêm: BUSINESS TALK - Shark Nguyễn Hoà Bình chia sẻ câu chuyện thúc đẩy sáng tạo trong doanh nghiệp
Tâm Phạm