Singapore phê chuẩn Hiệp định RCEP tạo bước đột phá cho hợp tác song phương với Việt Nam
Singapore đã chính thức phê chuẩn Hiệp Định đối tác Kinh Tế toàn diện khu vực (RCEP) vào ngày 9/4 trở thành nước thành viên đầu tiên hoàn tất tiến trình phê chuẩn hiệp định này.
Bộ trưởng Công thương Singapore Chan Chun Sing ngày 9/4 đã thông báo việc Singapore phê duyệt hiệp định RCEP và cho thấy cam kết mạnh mẽ của đất nước này đối với việc tăng cường các mối quan hệ kinh tế và thương mại với các đối tác vì lợi ích của doanh nghiệp và người dân. Singapore mong muốn các nước tham gia ký kết cũng sớm phê chuẩn RCEP để thúc đẩy tiến trình thực hiện hiệp định.
RCEP đã được ký kết tại Hội Nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo RCEP lần thứ 4 ngày 15/11/2020. Hiệp định này thiết lập nền tảng hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và quan hệ đối với kinh tế dựa trên các Hiệp Định Thương Mại Tự Do (FTA) hiện có của ASEAN với 5 nước đối tác gồm Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc.
Bộ trưởng Công thương Singapore Chan Chun Sing
RCEP hiện là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới khi bao trùm một thị trường khổng lồ với 15 quốc gia chiếm tới 32% tổng GDP toàn cầu, khoảng 32.000 tỷ USD, tăng trưởng GDP của 15 nước thành viên RCEP ước tính sẽ đạt 137 tỷ USD.
RCEP dự kiến sẽ mang lại cho Singapore một nền tảng mạnh mẽ để tái xây dựng nền kinh tế và vượt qua những thách thức từ đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Việc RCEP sớm có hiệu lực sẽ mang lại nhiều cơ hội cho giao thương giữa Singapore với 14 thành viên, hiện chiếm 50,4% (khoảng 515 tỷ đôla Singapore tương đương 387,91 tỷ USD) trong tổng giá trị thương mại của Singapore với thế giới.
RCEP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày sau khi có ít nhất 6 nước thành viên ASEAN và 3 nước đối tác hoàn tất tiến trình phê chuẩn và nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn cho Tổng Thư ký ASEAN. Các nước thành viên RCEP đặt mục tiêu hiệp định này sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2022.
Thương mại hai chiều của Việt Nam và Singapore sẽ được cải thiện
Có thể thấy, Singapore là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2016, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam – Singapore đạt hơn 12 tỷ USD cao nhất từ trước đến nay. Mặc dù trong năm 2017, năm 2018 kim ngạch thương mại có phần giảm sút nhưng xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Singapore trong giai đoạn 2016-2018 luôn có mức tăng trưởng. Năm 2018 tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore đạt gần 3,14 tỷ USD, tăng gần 46% so với năm 2017.
Việc Hiệp Định thương mại RECP được Singapore chính thức phê chuẩn, điều này đã đem lại lợi ích vô cùng lớn đối với Việt Nam, khi quý I/2021 Việt Nam xuất khẩu sang Singapore tăng 1.1%, và theo hiệp định thuế quan sẽ được giảm khi hiệp định chính thức được thông qua.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore trên 487,1 triệu USD.
Trong đó, trị giá xuất nhập khẩu tăng cả hai chiều so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta đạt 339,7 triệu USD, tăng 45%, đồng thời nhập về 147,5 triệu USD, tăng 21%. Cán cân thương mại thặng dư 192,2 triệu USD.
Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore có kim ngạch tăng trưởng so với tháng 1/2020 phải kể đến như: điện thoại các loại và linh kiện tăng 562%; sản phẩm từ cao su tăng 442%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 186%...
Tổng trị giá top 10 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Singapore trong tháng 1/2021 đạt 279,3 triệu USD, chiếm 81% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng các loại.
Trong đó, xuất khẩu chủ yếu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hơn 61,4 triệu USD. Top 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Singapore trong tháng 1/2021 đạt 343,9 triệu USD, chiếm 89% tổng trị giá nhập khẩu các mặt hàng.
Cụ thể, có hai nhóm hàng đạt kim ngạch trên 50 triệu USD là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; xăng dầu các loại.
Nguyễn Dung