Sự khác nhau của các thế hệ giới tài phiệt Nga

Chu Khải Hoàn 09:38 | 23/03/2022 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Theo các tài liệu, giới tài phiệt Nga ngày xưa có quan hệ mật thiết với chính phủ và dùng các mối quan hệ này để tích lũy những khối tài sản khổng lồ.

Theo các tài liệu, giới tài phiệt Nga ngày xưa có quan hệ mật thiết với chính phủ và dùng các mối quan hệ này để tích lũy những khối tài sản khổng lồ.

Nhiều quốc gia có các nhà lãnh đạo doanh nghiệp siêu giàu và có tầm ảnh hưởng đến chính trị. Tuy nhiên, Nga đã đưa điều này lên một cấp độ khác, theo Bloomberg.

Những tỷ phú thu lợi từ sự chuyển đổi nền kinh tế và xã hội của Nga dưới thời cựu Tổng thống Boris Yeltsin được biết đến như những nhà tài phiệt. Mặc dù các tỷ phú Nga ngày nay thường được gọi là giới tài phiệt, nhưng vai trò của họ trong xã hội đã thay đổi dưới thời Tổng thống Vladimir Putin, qua đó làm phức tạp thêm các nỗ lực nhằm vào họ như một cách trừng phạt chính phủ Nga vì cuộc xung đột tại Ukraine.

Giới tài phiệt Nga là ai?

Các nhà tài phiệt ban đầu của Nga bao gồm một số doanh nhân đầu tiên của nước này, kể từ khi Mikhail Gorbachev nới lỏng sự kiểm soát của Đảng Cộng sản vào cuối những năm 1980.

Họ đã thành công vào những năm 1990 khi Nga, dưới thời Yeltsin, được chuyển đổi từ thủ đô của Liên bang Xô viết thành một quốc gia nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản. Chính phủ của Yeltsin đã xúc tiến quá trình đó bằng cách tư nhân hóa tài sản nhà nước với mức ưu đãi cao, đưa khối tài sản khổng lồ vào tay một số ít người được chọn.

Thỏa thuận đó được gọi là "các khoản vay để mua cổ phiếu", khi chính phủ đặt tiền mặt vào các ngân hàng của các nhà tài phiệt, lấy lại tiền dưới dạng các khoản cho vay, và sau đó phá sản.

Về bản chất, giới tài phiệt lấy tài sản của nhà nước để đổi lấy tiền của nhà nước. Đáng chú ý, những nhà tài phiệt này còn gây ảnh hưởng đến chính quyền của ông Yeltsin cũng như các chính sách của đất nước.

Những thành viên đời đầu giờ đang ở đâu?

Một số nhà tài phiệt vẫn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Ví dụ, Vladimir Potanin, tỷ phú giàu nhất nước Nga, là người đứng đầu MMC Norilsk Nickel PJSC, nhà sản xuất niken và paladi tinh chế lớn nhất thế giới.

Mikhail Fridman và Petr Aven sở hữu ngân hàng thương mại Alfa Bank, đã trở thành bộ phận kinh doanh chính của Alfa Group, một công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và bán lẻ.

Cựu tỷ phú Mikhail Khodorkovsky (áo đen) từng phải ngồi tù. (Ảnh: WSJ).  

Một số nhà tài phiệt khác hoạt động kém hiệu hơn sau khi ông Putin kế nhiệm ông Yeltsin vào năm 2000. Chẳng hạn, Mikhail Khodorkovskybị tước đoạt tài sản và bị bỏ tù vì tội trốn thuế và rửa tiền, mà ông tự ví như sự trừng phạt vì ủng hộ các đảng chính trị đối lập với ông Putin. Ông được trả tự do vào năm 2013 và hiện sống lưu vong ở London.

Hai cái tên khác là Berezovsky và Vladimir Gusinsky đã chạy trốn khỏi Nga khi họ đối mặt với nguy cơ tương tự. Berezovsky sau đó được tìm thấy đã chết tại nhà riêng gần London vào năm 2013 còn Alexander Smolensky phần lớn không xuất hiện trước công chúng sau năm 2005.

Vấn đề của Tổng thống Putin với các nhà tài phiệt là gì?

Vào thời điểm Tổng thống Nga Vladimir Putin nổi lên với tư cách là người kế vị ông Yeltsin, các nhà tài phiệt thời kỳ đầu đã bị công chúng Nga coi thường và ông Putin hứa rằng họ sẽ "không còn tồn tại như một giai cấp đặc biệt". Hai nhà tài phiệt thời kỳ đầu - Gusinsky và Berezovsky - đã khiến Tổng thống Nga Putin phẫn nộ vì các doanh nghiệp truyền thông của họ đưa tin chỉ trích ông.

Trong cuộc họp vào tháng 7/2000 tại Điện Kremlin với 21 ông trùm kinh doanh hàng đầu, Putin đã đặt ra một đạo luật: Các nhà tài phiệt có thể vẫn giữ vai trò là những người khổng lồ trong các ngành công nghiệp nhưng phải đứng ngoài chính trị. "Thay vì loại bỏ các nhà tài phiệt như một giai cấp, ông Putin đã thể chế hóa họ và ở một mức độ nào đó, thuần hóa họ thành những người khác", theo chia sẻ trên tờ Washington Post vào năm 2002.

Những nhà tài phiệt ngày nay là ai?

Một số tỷ phú Nga đã tích lũy tài sản trong nhiệm kỳ của ông Yeltsin ngày càng thịnh vượng dưới thời Putin. Họ bao gồm các tỷ phú nổi tiếng như Oleg Deripaska, Roman Abramovich, Alisher Usmanov, Viktor Vekselberg, Mikhail Prokhorov và Vagit Alekperov.

Tỷ phú Roman Abramovich là nhà tài phiệt thế hệ mới. (Ảnh: Reuters).  

Nhiều nhà tài phiệt ngày nay thậm chí là bạn lâu năm với ông Putin, chẳng hạn như Gennady Timchenko, người đã gặp và kết bạn với tổng thống khi cả hai cùng tham gia một câu lạc bộ judo.

Những người khác trong danh mục này bao gồm Yury Kovalchuk, cổ đông lớn nhất của Bank Rossiya; và Arkady Rotenberg, một cựu bạn học judo khác của ông Putin, người đã bán công ty xây dựng đường ống dẫn khí đốt Stroygazmontazh vào năm 2019 với giá khoảng 1,3 tỷ USD.

Các nhà tài phiệt có thể làm ông Putin lung lay?

Việc giới tài phiệt Nga bị các quốc gia áp lệnh trừng phạt khiến mối quan hệ của họ với ông Putin ít nhiều thay đổi. Tuy nhiên, các tỷ phú Nga từng bị trừng phạt nói rằng họ có rất ít ảnh hưởng đối với Tổng thống Nga Putin.

Fridman, người sở hữu cổ phần tại một trong những ngân hàng lớn nhất của Nga, cho biết bản thân thậm chí chưa bao giờ được gặp mặt trực tiếp với ông Putin. Mỹ đã có các biện pháp trừng phạt nhằm vào một số tỷ phú này trong nhiều năm, kể từ khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Có phải tất cả các tỷ phú Nga đều là nhà tài phiệt?

Bộ Tài chính Mỹ dường như đã xác nhận điều này vào năm 2018 khi công bố danh sách 96 nhà tài phiệt gần giống với danh sách các tỷ phú Nga của Forbes.

Tuy nhiên, dù đúng là nhiều tỷ phú Nga có sở hữu siêu du thuyền và bất động sản sang trọng đã gắn liền với lối sống tài phiệt, song nhiều người vẫn chưa bị chính phủ các nước phương Tây trừng phạt.

Dù vậy, trong mắt nhiều người, những tỷ phú giàu có, quyền lực và có mối quan hệ mật thiết với Điện Kremlin được mặc định gắn mác nhà tài phiệt.