Tối 23/4, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Trưởng đoàn đàm phán thỏa thuận thương mại với Mỹ, đã có cuộc điện đàm quan trọng với Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson L. Greer về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ.
IMF điều chỉnh giảm dự báo kinh tế toàn cầu do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump trong khi ECB cắt giảm lãi suất lần thứ sáu. WTO đánh giá nếu cuộc tấn công thuế quan leo thang, nền kinh tế toàn cầu có thể giảm 7% trong dài hạn.
Theo một tuyên bố mà Nhà Trắng công bố vào cuối ngày 15/4, phía Mỹ cho biết Trung Quốc đang phải đối mặt với mức thuế quan lên đến 245% do các biện pháp trả đũa của Bắc Kinh.
Không phản ứng nóng vội với chính sách thuế quan mới của Tổng thống Trump, Liên minh châu Âu (EU) được cho là tung chiến lược trả đũa tinh tế và có tính toán.
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở rộng thị trường, giảm sự lệ thuộc và tìm kiếm cơ hội tăng trưởng ở những khu vực tiềm năng khác như châu Âu, Trung Đông, châu Phi, Đông Nam Á…
Hoa Kỳ đã hoãn chính sách thuế đối ứng 46% đối với Việt Nam cũng như nhiều nền kinh tế khác. Theo các chuyên gia, phân khúc bất động sản khu công nghiệp được đánh giá chịu ảnh hưởng mạnh nhất nếu chính sách thuế này được thực thi.
Với việc Việt Nam, Hoa Kỳ thống nhất tiến hành đàm phán thỏa thuận thương mại song phương trong đó có nội dung thuế quan, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng đoàn công tác đặc biệt Việt Nam, đã mở "cánh cửa thép" lâu nay đóng chặt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó.
Chiều 9/4 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer.