Dưới góc nhìn từ giới chuyên gia, nếu được thông qua, thí điểm đất khác trong phát triển nhà ở thương mại sẽ tạo sân chơi công bằng hơn cho doanh nghiệp BĐS và giúp thị trường gia tăng nguồn cung. Chính sách này cũng không khiến chồng chéo dự án, sai quy hoạch.
Theo phân tích của Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam (VNREA), thị trường BĐS hiện nay chưa có khái niệm cụ thể về "nhà ở vừa túi tiền". Sản phẩm nhà ở này cần tách bạch, nhà ở vừa túi tiền là nhà ở thương mại, riêng về nhà ở xã hội (NOXH) đã được Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển.
Đề án thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đối với đất khác được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội và tập hợp về trước ngày 10/3.
Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng về việc đề xuất quy trình thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại, dự án nhà ở xã hội.
Theo kế hoạch, tổng số dự án phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2021-2025 khoảng 559 dự án; trong đó, nhà ở thương mại, khu đô thị, khu nhà ở, khép kín khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật khu dân cư khoảng 513 dự án; nhà ở xã hội khoảng 18 dự án; nhà ở tái định cư (giao đất cho các hộ dân tự xây dựng nhà ở) khoảng 28 dự án.
Thế hệ “công dân 4.0” tại Việt Nam được tiếp cận với công nghệ hiện đại và tiên tiến trên thế giới, dần dần có những đòi hỏi cao hơn về chất lượng cuộc sống. Những nơi an cư có nhịp sống năng động, tiện nghi và môi trường sống xanh, cân bằng, bền vững đang “được lòng” tập khách hàng này nhất.