"Gã khổng lồ" bất động sản Trung Quốc Evergrande, ngày 17/7, công bố khoản lỗ ròng hơn 81 tỷ USD của năm 2021 và 2022, cùng với gần 340 tỷ USD nợ phải trả trong bản báo cáo tài chính quá hạn của doanh nghiệp.
Evergrande sẽ tìm cách trả nợ gốc và lãi cho các chủ nợ nước ngoài bằng cách chuyển chúng thành trái phiếu mới, rồi sau đó sẽ trả dần theo từng phần trong khoảng thời gian từ 7 năm đến 10 năm.
Những dữ liệu về thị trường như doanh số bán nhà, vay vốn hộ gia đình, doanh thu trái phiếu và phát hành cổ phiếu để có bức tranh chi tiết hơn về căng thẳng tài chính của lĩnh vực địa ốc Trung Quốc.
Theo Bloomberg Billionaires Index, tổng khối tài sản của các ông trùm địa ốc giàu nhất Trung Quốc đã bốc hơi hơn 46 tỷ USD trong năm nay. Riêng tỷ phú Hui Ka Yan giảm đến 17,2 tỷ USD, là người chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Cơ quan xếp hạng tín dụng toàn cầu S&P Global Ratings ngày 17/12 đã chính thức hạ bậc của Evergrande xuống mức “vỡ nợ” sau khi tập đoàn phát triển bất động sản Trung Quốc bỏ lỡ thời hạn thanh toán trái phiếu hồi đầu tháng này.
Shimao bỗng trở thành nỗi lo hàng đầu trên thị trường bất động sản Trung Quốc, nơi mà các nhà đầu tư không thiếu thứ phải lo nghĩ, đặc biệt là trong một năm nhiều biến động như 2021.
Evergrande - “gã khổng lồ” bất động sản chìm trong cảnh nợ nần chồng chất của Trung Quốc - đang hướng tới một cuộc tái cơ cấu khổng lồ sau khi công ty này không thể hoàn thành nghĩa vụ đối với khoản thanh toán trái phiếu trị giá 1,2 tỷ USD và vẫn còn sa lầy trong các khoản nợ khác với tổng trị giá hơn 300 tỷ USD.
Trong vài tháng qua, Trung Quốc đã thúc đẩy “thịnh vượng chung”, nghĩa là thu hẹp bất bình đẳng thu nhập và kiềm chế tỷ phú. Thay vì chủ nghĩa tư bản cổ đông, Trung Quốc đang nói đến chủ nghĩa tư bản các bên liên quan, nơi khách hàng, nhân viên và thậm chí chính quyền địa phương có tiếng nói trong cách các công ty kinh doanh và phân phối thu nhập của họ.