Theo Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Kristalina Georgieva, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nên lùi thời điểm hạ lãi suất cho ít nhất là đến cuối năm.
Các thước đo lạm phát được Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ưa chuộng đang sắp cho thấy nền kinh tế này đã có những tiến bộ tăng trưởng hàng tháng kể từ cuối năm 2023 - một bước đệm để các quan chức bắt đầu hạ lãi suất và có khả năng sớm nhất là vào tháng 9/2024.
Chuyên gia Phạm Thế Anh nhấn mạnh, trong nửa cuối năm cần kiểm soát được lạm phát, nếu không sức ép mất giá đồng tiền rất lớn, khi đó sức ép tăng lãi suất và tỷ giá cũng tăng lên.
Việc Fed tăng lãi suất lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ đã thúc đẩy các nhà đầu tư ngoại tìm đến chứng khoán trả thu nhập cố định của Mỹ. Các gói đầu tư vào ngành năng lượng xanh và chất bán dẫn của Tổng thống Joe Biden cũng giúp Mỹ thu hút vốn ngoại.
Ngày 16/6, ông Neel Kashkari, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh Minneapolis, cho rằng dự đoán Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất một lần trong năm nay vào tháng Mười Hai là một "dự đoán hợp lý".
Biểu đồ Dot plot mới nhất, từ tháng Ba, cho thấy dự kiến Fed vẫn sẽ có 3 lần cắt giảm lãi suất trong năm nay, mặc dù lạm phát đã tăng cao hơn dự kiến trong quý đầu tiên.
Lạm phát vẫn chưa quay trở về mục tiêu 2% của Fed. Tuy nhiên, trong bối cảnh có ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy nền kinh tế Mỹ đang giảm tốc, Fed có thể chịu áp lực phải giảm lãi suất.
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn nội dung báo cáo được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 31/5 ghi nhận lạm phát của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tháng 4/2024 đã được duy trì ở mức tương đương với tháng 3/2024, trong khi chi tiêu tiêu dùng suy yếu, khiến khả năng Cục Dự trữ liên bang (Fed) cắt giảm lãi suất vào tháng 9 chưa rõ ràng.