Giá lúa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục tăng nhẹ. Trong khi giá xuất khẩu vẫn giậm chân tại chỗ trong 3 tuần qua; còn nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới Ấn Độ đã tăng lên mức cao nhất trong 4 tháng qua.
Năm 2023, ngành gạo về đích xuất khẩu với 8,1 triệu tấn và 4,7 tỷ USD, mức kỷ lục cả về lượng và kim ngạch sau 34 năm tham gia vào thị trường toàn cầu.
Giá gạo đồ xuất khẩu từ Ấn Độ tuần này đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 2 tháng giữa bối cảnh giá gạo tại các quốc gia xuất khẩu gạo lớn khác cũng đồng loạt đi lên, do nhu cầu cải thiện trong lúc nguồn cung hạn chế.
Thị trường lúa gạo toàn cầu biến động mạnh, nhu cầu tiêu dùng tăng đột biến nhưng nguồn cung vẫn chỉ hạn chế trong kế hoạch sản xuất của mỗi quốc gia; trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, sự biến động này được các chuyên gia ngành hàng lúa gạo đánh giá, nguồn tiêu thụ sẽ có dấu hiệu sụt giảm, yêu cầu người tiêu dùng ngày cao bởi các tiêu chuẩn sản xuất và tiêu thụ xanh, an toàn. Vì vậy, ngành hàng gạo Việt Nam phải giải quyết bài toán vừa đảm bảo an ninh lương thực trong nước, cung ứng được gạo cho nhu cầu người tiêu dùng thế giới, vừa phải đạt chất lượng cao và đảm bảo an toàn môi trường, sức khỏe cộng đồng.
Dù giá gạo tăng liên tục trong 1 tháng trở lại đây, thế nhưng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn vẫn đang miệt mài “gồng lỗ” do phần lớn đơn hàng đã ký từ trước.
Theo ông Nguyễn Cảnh Cường, Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Anh, gạo Việt Nam đang có cơ hội lớn để mở rộng thị phần tại Anh khi Ấn Độ - nhà xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường này - ngừng xuất khẩu gạo.
Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ sẽ tác động đến thị trường gạo toàn cầu, và hàng triệu người dự kiến sẽ bị ảnh hưởng, trong đó người tiêu dùng châu Á và châu Phi sẽ phải chịu gánh nặng lớn nhất.