Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đã lên mức cao nhất trong gần 4 tháng sau khi NHNN hút hơn 140.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu, dấu hiệu cho thấy tình trạng dư thừa thanh khoản đã được cải thiện.
Ngay sau khi quy định cho phép khách hàng cá nhân vay vốn ngân hàng này để trả nợ ngân hàng khác có hiệu lực, lãi suất cho vay tại nhiều ngân hàng đã giảm sâu. Dù vậy, việc chuyển nợ vẫn không mấy dễ dàng.
Cuộc đua cho vay đảo nợ với lãi suất thấp đang khiến những ngân hàng nhỏ chịu áp lực mất đi thị phần vào tay các "ông lớn" vốn có ưu thế nguồn vốn dồi dào với chi phí vốn thấp.
Trước thềm cuộc họp ngày 19-20/9, xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không muốn tăng lãi suất, nhưng rất ít người trong số họ sẵn sàng tuyên bố đã chiến thắng lạm phát.
Văn bản mới đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, với độ trễ chính sách và cam kết giảm lãi suất của các ngân hàng thương mại, dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Vào thời điểm khảo sát, biểu lãi suất của 30 ngân hàng thương mại trong nước được ghi nhận trong khoảng 4,7 - 6,65%/năm, nhận lãi cuối kỳ. Đây là khung lãi suất được áp dụng cho kỳ hạn gửi 6 tháng.
Vietcombank, BIDV, VietinBank và Agribank vừa công bố biểu lãi suất huy động mới áp dụng từ 23/8. Bốn ngân hàng lớn này điều chỉnh lãi suất từ 0,3 - 0,5% ở nhiều kỳ hạn và trở thành nhóm ngân hàng có lãi suất thấp nhất hệ thống.
Theo VBMA, từ đầu năm đến ngày 11/8, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn lũy kế đạt 145.267 tỷ đồng, trong đó ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu về giá trị mua lại.
Tính từ đầu năm 2023 đến nay, Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 0,5 - 2%/năm; đồng thời, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng triệt để tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế phục hồi sản xuất kinh doanh.