Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024. Giới chuyên gia nhận định, thị trường sẽ chịu nhiều tác động nhưng nguồn cung vẫn chưa thể cải thiện kéo theo giá BĐS chưa thể giảm ngay.
Một loạt các chính sách liên quan đến kinh tế gồm các Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; cùng nhiều Thông tư của của các bộ, ngành sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2024.
Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8. Một trong những điểm mới của luật này sẽ ngăn chặn hiệu quả tình trạng ôm đất dự án để đấy gây lãng phí đất đai.
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản là bộ 3 luật sửa đổi đã được Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV thông qua. Đây là những bộ luật khung có nhiều đổi mới với sức ảnh hưởng, tác động lớn và trực tiếp đến thị trường bất động sản. Trong bối cảnh thị trường bất động sản khó khăn kéo dài trong những năm vừa qua, cả ba bộ luật này càng được người dân, doanh nghiệp và cả xã hội mong chờ với kỳ vọng sẽ sớm tháo gỡ những vướng mắc pháp lý, phát huy nguồn lực từ đất đai, tăng cung nhà ở xã hội, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển minh bạch.
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản mới được sửa đổi, bổ sung, cung cấp khuôn khổ pháp lý rõ ràng và minh bạch hơn. Điều này tác động nhiều đến người mua nhà theo hướng bảo vệ, tăng cường quyền và lợi ích.
Quốc hội đã chính thức thông qua ba luật Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng sớm thời điểm có hiệu lực thi hành từ 1/8/2024 hiện được các chuyên gia kỳ vọng việc sớm thi hành các luật này sẽ khắc phục tồn tại trong định giá đất, thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư vốn dĩ đang là nguyên nhân của tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm, né tránh, không dám làm. Đồng thời, tạo hành lang pháp lý, giải phóng nguồn lực đất đai, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư công, nhà ở xã hội…