Chính phủ đề xuất bổ sung gần 20.700 tỷ đồng vốn điều lệ cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) từ cổ tức bằng cổ phiếu được chia của cổ đông Nhà nước.
Việc nhận chuyển giao CBBank và OceanBank sẽ giúp Vietcombank và MB nhận được hạn mức tín dụng cao hơn, được nới giới hạn về cho vay và có thêm dư địa tăng trưởng. Sau quá trình xử lý, các ngân hàng có thể IPO hoặc chuyển nhượng TCTD yếu kém hay thay đổi mô hình kinh doanh.
Các chuyên gia của SSI cho biết việc tăng vốn thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu của Vietcombank sẽ được trình Quốc hội trong tháng 10, đồng thời kế hoạch phát hành riêng lẻ 6,5% vốn cho nhà đầu tư tổ chức dự kiến sẽ được hoàn tất trong nửa đầu năm 2025 nếu điều kiện thị trường thuận lợi.
Chính phủ yêu cầu NHNN xây dựng các chương trình tín dụng mới với lãi suất ưu đãi phù hợp, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm 2024 đã đề ra.
Chiều 21/9, kết luận Hội nghị Thường trực Chính phủ với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống ngân hàng thực hiện "6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá" để cùng đất nước phát triển, phấn đấu đến cuối năm 2025 có ít nhất từ 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong nhóm 100 ngân hàng lớn mạnh nhất trong khu vực châu Á.
Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng đã bắt đầu triển khai miễn, giảm lãi vay nhằm giúp người dân và doanh nghiệp khắc phục hậu quả sau bão, ổn định sản xuất kinh doanh.
Thống kê tại 29/30 ngân hàng cho thấy, sau nửa đầu năm 2024 đều ghi nhận tăng trưởng cho vay dương. Đứng đầu danh sách cho vay vẫn là các “ông lớn” trong nhóm Big 4.
Khối ngân hàng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hơn tỷ USD trong 6 tháng đầu năm. Theo đó, Vietcombank là ngân hàng đóng thuế lớn nhất trong khối nhà băng.