2022 được nhận định là một năm mà bối cảnh kinh tế chung có những tác động đáng kể tới ngành ngân hàng, đặc biệt cuộc đua lãi suất huy động về cuối năm gây áp lực lên biên lợi nhuận.
Triển khai chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), để đồng hành cùng nền kinh tế, nhiều ngân hàng thương mại đã tiết giảm chi phí, chia sẻ lợi nhuận, hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người dân tiếp cận vốn, tuy nhiên vẫn phải "hài hòa" với nguồn lực và năng lực tài chính của ngân hàng, bảo đảm an toàn hệ thống.
Nhiều chương trình hỗ trợ, hợp tác phi Chính phủ liên quan đến biến đổi khí hậu đang hướng hỗ trợ đối với khu vực tư nhân. Việc thay đổi nhận thức, phát huy sự tham gia của khối tư nhân được xem như đóng vai trò rất quan trọng trong việc huy động nguồn vốn cũng như thực hiện lộ trình cam kết xanh của Việt Nam trong thời gian tới.
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), từ nay đến năm 2040, Việt Nam cần khoảng 368 tỷ USD để thực hiện được lộ trình phát triển kết hợp khả năng chống chịu và phát thải ròng bằng 0, xấp xỉ 6,8% GDP mỗi năm. Đây là con số không nhỏ đối với một quốc gia đang phát triển, chịu nhiều tổn thương về biến đổi khí hậu như Việt Nam. Do đó, việc thu hút các nguồn lực có vai trò rất quan trọng trong tiến trình thực hiện các cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 của Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP 26).
Năm 2022 khép lại với nhiều biến động trong hệ thống ngân hàng. Vietcombank tiếp tục duy trì là quán quân lợi nhuận trong khi VPBank vượt qua BIDV vươn lên là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất.
Theo Chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, năm 2023, định hướng tín dụng tăng khoảng 14-15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
Sau lần giao dịch không hoàn tất được thông báo ngày 12/1, FPT Capital tiếp tục đăng ký bán 783.322 cổ phiếu TPBank trong thời gian từ 30/1 đến 28/2. Nếu giao dịch lần này thành công, FPT Capital sẽ không còn nắm giữ cổ phần tại TPBank.
Trả lời kiến nghị của cử tri về việc hỗ trợ lãi suất cho vay bằng đô la (USD) đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, Ngân hàng Nhà nước cho biết hỗ trợ lãi suất cho vay ngoại tệ sẽ làm tăng nhu cầu ngoại tệ, đặc biệt trong bối cảnh thị trường quốc tế diễn biến phức tạp có thể gây ra áp lực tới tỷ giá trong nước.