Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dự báo nhu cầu sử dụng nhiên liệu sẽ tăng mạnh trong những tháng mùa hè và giữ nguyên dự báo về mức tăng trưởng tương đối mạnh của nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2024.
Hai quyết định gần đây của Arab Saudi cho thấy mối quan ngại của nước này trước triển vọng nhu cầu dầu thô thế giới. Quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới cho biết sẽ giữ nguyên giá dầu thô cho các lô hàng xuất khẩu sang châu Á vào tháng 12. Đồng thời, nước này tuyên bố duy trì việc giảm sản lượng đến cuối năm nay.
Trong một phát biểu ngày 26/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho rằng giá dầu giao bằng đường biển của Nga nên được giới hạn ở mức từ 30-40 USD/thùng, thấp hơn mức 65-70 USD/thùng mà Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đề xuất và sẽ có hiệu lực vào ngày 5/12.
Một số nguồn tin ngoại giao cho hay các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) hôm 23/11 chưa thể đạt được thỏa thuận về mức giá trần đối với dầu mỏ vận chuyển qua đường biển từ Nga, như đề xuất của Nhóm bảy quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới (G7).
Kế hoạch nhằm bổ sung nguồn cung ngăn chặn giá dầu tăng đột biến có thể ảnh hưởng đến người tiêu dùng và doanh nghiệp và đảm bảo chính phủ sẽ tham gia với tư cách là người mua nếu giá giảm xuống thấp.
Kinh tế Saudi Arabia trong quý II năm 2022 ghi nhận tốc độ tăng trưởng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng trưởng cao chủ yếu đến từ sự khởi sắc trong lĩnh vực dầu mỏ với mức tăng 23,1%.
Kết quả khảo sát do hãng tin Reuters công bố ngày 30/6 cho thấy giá dầu dự kiến sẽ duy trì trên mức 100 USD/thùng trong năm nay trong bối cảnh châu Âu và các khu vực khác phải vật lộn để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Nga, bất chấp những rủi ro kinh tế có thể làm chậm đà tăng.