Việc Angola tuyên bố sẽ rời khỏi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cho thấy bất đồng nội bộ trong bối cảnh tổ chức này đang tìm cách cắt giảm sản lượng khai thác nhằm kiềm chế đà giảm của giá dầu mỏ trên thị trường toàn cầu. Sau thông báo của Angola, giá dầu đã sụt giảm, trong khi thị trường chứng khoán thế giới diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch ngày 21/12.
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (nhóm OPEC+) đã làm những nhà đầu cơ giá dầu thất vọng vào tuần trước.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn được gọi là OPEC+, dự kiến sẽ xem xét liệu có tiếp tục cắt giảm hơn nữa nguồn cung dầu, khi nhóm họp vào cuối tháng này hay không, sau khi chứng kiến giá “vàng đen” giảm gần 20% kể từ cuối tháng 9/2023.
Giá dầu tại châu Á ổn định trong phiên chiều 4/9 trước những đồn đoán rằng các nước sản xuất dầu lớn sẽ duy trì nguồn cung thắt chặt, giữa lúc ngày càng có nhiều kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ nguyên lãi suất trong tháng này.
Ngày 31/8, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết chính phủ nước này cùng Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) đã nhất trí giảm xuất khẩu dầu thô và dự định sẽ công bố con số chính thức trong tuần tới.
Quyết định của OPEC+ có thể đẩy giá dầu tăng thêm một lần nữa và khiến tình trạng lạm phát chung tại Xứ sở cờ hoa có khả năng tiếp tục tăng trong thời gian dài hơn.
Tổng Thư ký OPEC khẳng định cam kết của OPEC trong việc đảm bảo sự ổn định của thị trường và nguồn vốn đầu tư cho ngành dầu mỏ, nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng của thế giới.
Quỹ Phát triển quốc tế OPEC, một thể chế phát triển do chính phủ các nước thành viên OPEC lập ra cách đây gần 50 năm, đã huy động được 1 tỷ USD từ việc chào bán trái phiếu lần đầu tiên.
Theo giới chuyên môn, việc cắt giảm sản lượng sẽ gửi một tín hiệu toàn cầu rằng OPEC+ muốn giành lại quyền kiểm soát thị trường mà họ tin rằng đã đi chệch khỏi các nguyên tắc cơ bản về cung và cầu.