Được Chính phủ, Bộ Xây dựng cùng các ban ngành chung tay tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhiều địa phương liên tiếp thông báo tin vui về nguồn cùng nhà ở xã hội.
Dù Luật Nhà ở 2023 phải đợi đến 1/1/2025 mới có hiệu lực nhưng cơ quan chức năng đang nhanh chóng hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan để hướng dẫn thi hành luật. Nhiều người kỳ vọng, Luật Nhà ở 2023 sẽ được đẩy sớm thời hạn thực thi bởi đây chính là một trong những công cụ quan trọng để gỡ nút thắt phát triển nhà ở xã hội – giúp cải thiện nguồn cung đang được nhiều người dân mong đợi.
Thực hiện đề án phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội, tỉnh Bắc Ninh tiếp tục thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia đồng thời hỗ trợ các dự án nhà ở xã hội tiếp cận được nguồn vốn vay ữu đãi.
Tỉnh Bắc Ninh được đánh giá là địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nhà ở xã hội. Từ năm 2021 đến nay, Bắc Ninh có 25 dự án đã hoàn thành và cấp phép xây dựng, khi hoàn thành sẽ đáp ứng gần 20.000 căn hộ. Đó là thành quả từ những giải pháp được triển khai đồng bộ thời gian qua.
Dưới góc nhìn của Chuyên gia pháp lý bất động sản Nguyễn Văn Đỉnh, trong nền kinh tế chung, sẽ có những người không thể giải quyết bài toán nhà ở thông qua cơ chế thị trường, kể cả với phân khúc giá thấp nhất họ cũng không thể mua được.
Để góp phần xây dựng hoàn thiện các cơ chế chính sách, pháp luật và xác định các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư đẩy mạnh triển khai, thực hiện các dự án nhà ở xã hội nhanh hơn, Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cho rằng cần tập trung tháo gỡ vướng mắc về mặt thủ tục, cũng như bổ sung hoặc tăng thêm chính sách ưu đãi đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, mở rộng đối tượng được mua nhà ở xã hội.
Hiện nay nguồn cung nhà ở xã hội đang thấp hơn lực cầu rất nhiều. Bên cạnh đó, cũng đang tồn tại một thực tế là dù đã nhận được nhiều hỗ trợ từ chính sách như ưu đãi lãi suất vay khi mua nhà ở xã hội nhưng không phải ai cũng đạt được giấc mơ “an cư”.