Kiểm soát tín dụng bất động sản đang là câu chuyện "nóng" trong thời gian qua. Các chuyên gia cho rằng chỉ nên "nắn" dòng vốn để đi đúng hướng và có kiểm soát.
Thời gian qua, phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp có giảm do những thay đổi từ chính sách theo hướng quản lý chặt chẽ hơn việc phát hành, nhưng đây vẫn là kênh huy động vốn bền vững của ngành địa ốc.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, số lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành ra tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021. Bộ Tài chính đã lên tiếng cảnh báo sau khi xuất hiện dấu hiệu bất thường trong việc phát hành trái phiếu.
Theo dữ liệu của Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam, nửa đầu tháng 7/2022 chỉ có 3 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, 100% thuộc lĩnh vực tài chính. Lĩnh vực bất động sản lại “án binh bất động”.
Sau tháng 4 vắng bóng trên kênh phát hành trái phiếu, các doanh nghiệp bất động sản đã hoạt động trở lại trong tháng 5 và tháng 6, huy động hàng ngàn tỷ đồng. Đây được xem là tín hiệu tích cực và kỳ vọng TPDN bất động sản sẽ trở lại đường đua với ngành ngân hàng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, dù lạm phát đang chịu sức ép gia tăng trong thời gian tới, NHNN vẫn giữ chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 là 14%.
Doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu nhiều thứ hai (sau ngành ngân hàng) trên thị trường 6 tháng đầu năm với tổng giá trị gần 42.600 tỷ đồng. Tuy nhiên nếu so với cùng kỳ năm ngoái, tổng giá trị trái phiếu phát hành của nhóm này giảm hơn 31%.
Theo thống kê FiinGroup, trong cơ cấu huy động vốn của 54 doanh nghiệp bất động sản nhà ở đang niêm yết, trái phiếu và bất động sản chỉ chiếm tổng cộng khoảng 31%. Trong khi đó, tiền từ khách hàng trả trước chiếm 18% và nguồn khác (chủ yếu bao gồm hợp đồng hợp tác kinh doanh) lên đến 51%.
Sau khi Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính giám sát chặt chẽ hoạt động phát hành trái phiếu, ngay trong tháng 4/2022 đã không có đợt huy động vốn nào của doanh nghiệp bất động sản.