Đến thời điểm này đã qua nửa đầu năm 2024, tình hình giải ngân vốn đầu tư công ở một số địa phương thuộc Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn chậm, chưa đạt kế hoạch đề ra.
Điểm sáng nổi bật, có ý nghĩa quan trọng, nâng cao năng lực, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2024 đó là Chính phủ đã kiến tạo nhiều lực đẩy, phát huy tối đa khả năng giải ngân vốn đầu tư công. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, mặc dù nhiều bộ, ngành, địa phương đã tăng tốc nhưng kết quả giải ngân vẫn còn hạn chế.
Ngày 5/7, Bộ Tài chính cho biết ước thanh toán vốn kế hoạch năm 2024 từ đầu năm đến ngày 30/6 là 196.669,4 tỷ đồng, đạt 27,51% kế hoạch và đạt 29,39% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Theo Bộ Tài chính, trong 5 tháng đầu năm, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước trên 148.284 tỷ đồng, đạt 20,99% tổng kế hoạch, đạt 22,34% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Tại báo cáo tình hình giải ngân 3 tháng đầu năm kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 - chi tiết các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Bộ Tài chính cho biết hết quý I/2024 mới giải ngân đạt 11,2% kế hoạch vốn được giao, thấp hơn tỷ lệ giải ngân chung của cả nước (12,16%).
Việc Chính phủ đưa ra những giải pháp quan trọng nhằm bảo đảm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đang tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực tới nhiều nhóm ngành trong nền kinh tế và thị trường chứng khoán.
Dù tỷ lệ giải ngân đầu tư công đang có xu hướng tích cực, song nhiều bộ, ngành, địa phương đề xuất điều chỉnh giảm từ đầu năm đã và đang tạo thêm áp lực cho các cơ quan quản lý, sử dụng vốn này.