Tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng, ngành gỗ Việt Nam khởi sắc tại thị trường thế giới

14:38 | 09/04/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn đã có bản thống kế về giá trị xuất khẩu lâm sản tăng 41,5% xấp xỉ 4 tỷ đô trong 3 tháng đầu năm 2021.
Mặc dù ảnh hưởng của Covid - 19 dẫn đến nhiều thời điểm trong năm 2020 hoạt động xuất khẩu bị gián đoạn nhưng riêng về xuất khẩu gỗ và đồ gỗ vẫn duy trì đước mức tăng trưởng trên 16%. Trong 3 tháng đầu năm 2021, ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tiếp tục giữ vững được vị thế với tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng.
 
Giá trị xuất khẩu lâm sản trong 3 tháng đầu năm 2021 theo như nhận định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì đã có mức tăng trưởng vượt bậc so với năm 2020. Giá trị tăng trưởng ước tính đạt gần 4 tỷ USD, trong đó, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm làm từ gỗ đạt 3.699 tỷ USD, lâm sản ngoài gỗ đạt 243 triệu đô. 
 
Tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng, ngành gỗ Việt Nam khởi sắc tại thị trường thế giới - ảnh 1
 
Ngành gỗ trở thành máy dẫn đầu trong việc kéo kim ngạch xuất khẩu trong mặt hàng nông - lâm sản tăng trưởng
 
Nhờ phát huy lợi thế sản xuất và tận dụng tốt các cơ hội thị trường, Việt Nam đã vượt qua Ba Lan, Đức, Italy để vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trên thế giới chỉ sau Trung Quốc - Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ Nghệ và chế biến gỗ TP>HCm (HAWA) chia sẻ.
 
Dịch Covid - 19 khiến cho mọi hoạt động giao thương quốc tế bị hạn chế gây ra không ít khó khăn cho hoạt động xuất khẩu trong đó có ngành gỗ và sản phẩm từ gỗ nhưng điều đó cũng tạo ra những cơ hội thị trường mới - Ông Phương cho biết thêm.
 
Cụ thể, nhu cầu của các nước như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản,... trong dịp dịch Covid - 19 có thói quen ở nhà thường xuyên và có nhu cầu mua sắm, sử dụng các sản phẩm gia đình nhiều hơn.
 
Lợi thế của Việt Nam là kiểm soát được dịch một cách chặt chẽ giúp cho việc sản xuất được an toàn trong khi đó hàng loạt quốc gia phải tạm dừng sản xuất, đóng cửa nhà máy. Ngoài ra, các doanh nghiệp ngành gỗ tại Việt Nam có khả năng nhận diện thị trường tốt và tận dụng các cơ hội khá hiệu quả.
 
Ông Trần Lam Sơn - Giám đốc Marketing và Quản lý chất lượng Công ty Thiên Minh Furniture cũng chia sẻ: Việt Nam bật nhảy thành công từ vị trí thứ 5 lên vị trí thứ 2 thế giới nên trong thời gian gần đây đã có sự dịch chuyển có lợi trong chuỗi cung ứng các sản phẩm gỗ và nội thất thế giới. Các nhà mua hàng quốc tế ngày càng đánh giá cao năng lực sản xuất, mẫu mã cũng như công nghệ của các doanh nghiệp chế biến gỗ và nội thất Việt Nam. Mặt khác, các nhà phân phối hàng đầu thế giới cũng có xu hướng đa dạng hóa tìm kiếm nguồn cung an toàn và Việt Nam là quốc gia đáp ứng được các yêu cầu đó và tận dụng tốt thời cơ này tính đến thời điểm hiện nay.
 

Chủ động nắm bắt cơ hội tạo vị thế mới trên thị trường thế giới

 
Việc ngành chế biến gỗ và nội thất Việt Nam vươn lên khẳng định mình trên thị trường thế giới không chỉ nhờ ăn may mà nó là kết quả của cả một quá trình nỗ lực thích ứng, đổi mới từ đầu tư đến sản xuất và khả năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng của các doanh nghiệp đặc biệt trong bối cảnh giao thương hạn chế dẫn đến kinh tế toàn cầu suy giảm.
 
Tổng giám đốc Công ty TNHH Thủ Công mỹ nghệ Nguồn Việt - Bà Phạm Thị Hồng Quang cho biết: Công ty đã có mức tăng trưởng tới 40% trong năm 2020 dù nhiều thời điểm bị ảnh hưởng do dịch Covid - 19. Và đơn hàng cũng bắt đầu tăng trong những tháng đầu năm 2021 vì các nhà nhập khẩu bắt đầu mua hàng mới phục vụ nhu cầu mua sắm cuối năm.
 
Tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng, ngành gỗ Việt Nam khởi sắc tại thị trường thế giới - ảnh 2
 
Việt Nam chủ động nắm bắt cơ hội khẳng định vị thế mới trên thị trường gỗ thế giới
 
Năm Covid - 19 được xem là năm tạo ra cơ hội lớn cho sản phẩm đồ gỗ và nội thất. Bà Quang chia sẻ: Công ty đã tiến hành cải tiến nhà máy sản xuất, đầu tư chuyên sâu về công nghệ nhằm nâng cao năng suất. Đồng thời cũng tập trung nghiên cứu thị trường để phát triển các sản phẩm mới đa dạng, đa chức năng phục vụ cho nhu cầu mua sắm của khách hàng.
 
Để có thể duy trì được hoạt động sản xuất và xác định nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp cũng đã chuyển mình sang hướng sử dụng các công cụ Marketing Online, từ Website đến Email đặc biệt là nền tảng triển lãm trực tuyến HOPE do chính HAWA phát triển.
 
Bà Dương Minh Tuệ - Ủy viên Ban chấp hành HAWA nhận định: "Để có thể giữ vững vị thế, giữ được chân khách hàng và tìm kiếm thị trường mới phải được triển khai xuyên suốt. Tháng 3, Tháng 4 hàng năm là thời gian đặt hàng lớn nhất và trở thành điểm hẹn thường niên cho các nhà mua hàng quốc tế tại các hội chợ thương mại lớn ở khu vực Châu Á.
 
Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 nên các chuỗi sự kiện thương mại đồ gỗ và nội thất hầu như không được tổ chức. Chính vì trong bối cảnh khó khăn này doanh nghiệp đã có cơ hội được tận dụng tối đa các kênh quảng bá, xúc tiến thương mại từ online đến offline để duy trì sự hiện diện và tăng tính năng động đối với các đối tác.
 
Nền tảng triển lãm trực tuyến HOPE giành cho ngành gỗ được khai sinh trong cao điểm của đại dịch Covid - 19 quy tụ được gàn 10.000 sản phẩm đến từ 70 doanh nghiệp với diện tích trưng bày tương đương hơn 20.000 m2 và trở thành kênh thương mại hiện đại hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp.
 
Các doanh nghiệp cần chú trọng cải tiến năng suất lao động, nâng cao giá trị sản phẩm để có thể duy trì được lâu dài. Đặc biệt, để có thể bắt kịp theo xu hướng mua hàng hiện nay của các nhà mua hàng thì các doanh nghiệp cần chú trọng đến vấn đề nguyên vật liệu cần có nguồn gốc rõ ràng, công năng chuyển đổi đa dạng, sản phẩm có tính năng thân thiện với môi trường. Nếu được thực hiện đồng bộ thì vị thế của Việt Nam sẽ vững trên thị trường đồ gỗ thế giới.
 
 
Tâm Phạm