Tập đoàn Điện Lực Việt Nam: Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới
Lịch sử phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam
EVN là một trong những Tập đoàn công nghiệp hiện đại xuất hiện sớm nhất tại Việt Nam. Cho đến hiện nay, công ty đã trở thành “anh hùng” đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, cũng như xây dựng bảo vệ đất nước.
Địa chỉ Tập đoàn điện lực Việt Nam
Tổng công ty Điện lực Việt Nam có trụ sở chính an tọa tại số 11 Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Tổng quan về lịch sử phát triển
Tập đoàn được thành lập dựa theo Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định này dựa vào cơ sở sắp xếp lại đơn vị thuộc Bộ Năng lượng; tổ chức và hoạt động dựa theo Điều lệ ban hành theo Nghị định số 14/CP ngày 27/1/1995 của Chính phủ.
Vào ngày 22/06/2006, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Và quyết định, 148/2006/QĐ-TTG về việc thực hiện thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Đến ngày 25/06/2010, Thủ tướng CP đã ban hành Quyết định số 975/QĐ-TTg về việc điều chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà Nước.
Tập đoàn EVN tọa lạc tại phố Trúc Bạch - Thủ đô Hà Nội
Vào ngày 28/02/2018 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/2018/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Nghị định này bắt đầu có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày ban hành với các nội dung tiêu biểu như:
Về tên gọi
Tên gọi đầy đủ của công ty: Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Tên giao dịch bằng Tiếng Anh: Vietnam Electricity.
Tên giao dịch: Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Tên gọi tắt: EVN
Về loại hình doanh nghiệp
Trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Ngành, nghề kinh doanh chính của EVN là gì?
Tổng công ty điện lực Việt Nam được phát triển nhằm sản xuất, truyền tải và kinh doanh mua bán điện năng. Thực hiện chỉ huy quá trình điều hành hệ thống truyền tải, sản xuất, phân phối và phân bổ điện năng nằm trong hệ thống điện của quốc gia.
Hoạt động xuất nhập khẩu điện năng và đầu tư, quản lý vốn cho các dự án điện. Chủ trương vận hành, quản lý, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp điện, điều khiển, cơ khí và tự động hóa dây chuyền sản xuất, phân phối và truyền tải điện, công trình điện cũng như thí nghiệm điện.
Thực thi tư vấn quản lý, tư vấn các khảo sát thiết kế và tư vấn lập các dự án đầu tư, đấu thầu. Tư vấn thẩm tra và thực hiện giám sát thi công các công trình nguồn điện, công trình đường dây và trạm biến áp.
Một số ngành nghề liên quan phục vụ trực tiếp cho quá trình kinh doanh chính như:
Thực hiện chế tạo thiết bị điện, kết hợp đầu tư kinh doanh cơ khí và điện lực.
Xây dựng công trình điện và triển khai dịch vụ tự động hóa, điều khiển kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin cả trong lẫn ngoài nước.
Thực hiện xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, nhiên liệu và các vật tư thiết bị của ngành điện. Tập đoàn còn xây dựng, lắp và giám sát quá trình lắp đặt viễn thông - công nghệ thông tin. Chú trọng vào sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu cách điện, vật liệu cách nhiệt và trang bị bảo hộ lao động.
Dịch vụ điện là ngành kinh doanh chính của tập đoàn
Tư vấn lập dự án đầu tư, quản lý dự án, tư vấn đấu thầu, lập dự toán và giám sát thi công cho công trình viễn thông - công nghệ thông tin.
Chủ trương đầu tư kinh doanh, tài chính vốn nhà nước giao cho EVN với các công trình điện. Kết hợp đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác đào tạo lao động với nước ngoài.
Ngoài hoạt động kinh doanh trên, EVN còn bổ sung các ngành nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm ngay sau khi được nhà nước cấp thuận.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam công ty con bao gồm?
Nhằm thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển xã hội - kinh tế của đất nước. Cho đến thời điểm hiện tại, EVN có 3 tổng công ty phát hiện (gồm GENGO 1, 2 và 3), 9 công ty thủy điện/ nhiệt điện thuộc lĩnh vực sản xuất điện năng và 5 tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng.
5 tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng đến cho các khách hàng bao gồm:
Tổng công ty điện lực miền Trung (EVNCPC), Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI), Điện lực miền Bắc (EVNNPC), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) và Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC).
Trong đó, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) là đơn vị phụ trách lĩnh vực truyền tải của tập đoàn EVN.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cơ cấu tổ chức như thế nào?
Tổng công ty điện lực Việt Nam EVN có cơ cấu tổ chức như bảng sau:
Cơ cấu tổ chức tập đoàn EVN (nguồn: Ban Tổ chức và Nhân sự EVN)
Danh sách cán bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Các cán bộ tại Tổng công ty điện lực Việt Nam đều là đảng bộ cấp trên cơ sở và được thành lập theo quyết định số 299-QĐ/ĐUK ngày 08/10/2007. Đây là quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.
Các cán bộ làm việc tại EVN bao gồm: Thường trực đảng ủy, tổ chức đảng trực thuộc và đảng viên, ban chấp hành và ban thường vụ.
Cho đến hết năm 2020, Đảng bộ của Tập đoàn EVN đã có đến 21 tổ chức Đảng trực thuộc với 40001 đảng viên.
Với hội đồng Ban Chấp hành đứng đầu bao gồm:
Bí thư Đảng ủy - chủ tịch Hội đồng thành viên EVN: Đồng chí Dương Quang Thành.
Phó bí thư Đảng ủy - Tổng giám đốc EVN: Đồng chí Trần Đình Nhân.
Phó bí thư Thường Trực Đảng ủy: Đồng chí Nguyễn Hữu Tuấn.
Ủy viên BTV Đảng ủy, Thành viên HĐ thành viên EVN: Đặng Huy Cường và Nguyễn Đức Cường.
Uỷ viên BTV Đảng ủy, Phó Tổng giám đốc EVN: Nguyễn Tài Anh và Ngô Sơn Hải.
Ủy viên BCH Đảng bộ, Phó Tổng giám đốc EVN: Võ Quang Lâm, Nguyễn Xuân Nam, Phạm Hồng Phương và Bùi Công Luận.
Ủy viên BTV Đảng ủy; Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy Tập đoàn, Trưởng Ban Kiểm tra - Thanh tra EVN: Vũ Huy Toàn.
Ủy viên BTV Đảng ủy; Trưởng ban Truyền thông EVN: Trịnh Mai Phương.
Ủy viên BTV Đảng ủy, Trưởng ban Tổ chức và Nhân sự EVN: Trần Việt Anh.
Ủy viên BCH Đảng bộ; Thành viên Hội đồng thành viên EVN: Cao Quang Quỳnh.
Từ năm 2004, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đẩy mạnh công tác cổ phần hóa. Sau 16 năm thực hiện, Tập đoàn hiện đã hoàn tất cổ phần hóa và chuyển thành công ty cổ phần được 32 đơn vị. Nhờ vậy, Điện lực Quốc gia Việt Nam luôn giữ vững vai trò trung tâm phát triển gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và kinh doanh khoa học. Từ đó, phát triển ngành Điện lực Việt Nam nhanh hơn, bền vững, cạnh tranh và nhanh chóng hội nhập quốc tế.