Tập đoàn FLC: Hành trình 10 năm viết nên `kỳ tích` trong giới đầu tư bất động sản Việt Nam
Tập đoàn FLC là tập đoàn tư nhân kinh tế, tư nhân đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu Việt Nam. Tài chính, bất động sản và thương mại là 3 lĩnh vực mà tập đoàn đang tập trung khai thác đầu tư.
Giới thiệu chung về tập đoàn FLC
FLC là tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành, đa lĩnh vực lớn hàng đầu Việt Nam. Tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC.
Logo của tập đoàn FLC
Năm 2001, Công ty Cổ phần Tư vấn quản lý và Giám sát đầu tư (viết tắt SMiC), tiền thân của FLC ra đời, với nhiệm vụ tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư, bất động sản, thương mại và dịch vụ…
Ngày 22/11/2010, Công ty Cổ phần FLC chính thức được đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, đánh dấu bước phát triển về chất của doanh nghiệp, đồng thời đặt nền tảng cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
Trụ sở chính của Tập đoàn FLC tại tòa nhà Bamboo Airways Tower tại số 265 phố Cầu Giấy, Hà Nội
FLC là viết tắt của từ Finance, Land và Commerce – tài chính, bất động sản và thương mại - cũng là 3 lĩnh vực mà tập đoàn đang khai thác đầu tư.
Các lĩnh vực hoạt động của tập đoàn FLC
Riêng lĩnh vực đầu tư bất động sản, ngay những ngày đầu, FLC Group đã thực hiện chiến lược phát triển tập trung tại khu vực Hà Nội bằng cách mua lại các quỹ đất xây dựng.
Khẳng định mình trong dự án FLC Landmark Tower khi bàn giao trước tiến độ 4 tháng. Tiếp nối sau đó là hàng loạt các dự án: FLC Garden City, FLC Complex, FLC Star Tower, Bamboo Airways Tower,… có tổng mức đầu tư xấp xỉ 10.000 tỷ đồng.
Ở lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng, dự án đầu tay của FLC Group chính là quần thể nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn. Rộng hơn 200ha, có vốn đầu tư khoảng 12.000 tỷ đồng. Sau FLC Sầm Sơn, FLC tiếp tục ghi dấu ấn tại nhiều miền đất khác như Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng đến Quảng Bình, Bình Định.
Dự án đầu tay của FLC Group là quần thể nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn với tổng vốn đầu tư khoảng 12.000 tỷ đồng
Khi những điểm đến được kiến tạo, những thị trường du lịch được nâng tầm, sự kết nối giữa các vùng đất ngày càng trở nên cấp thiết. Tập đoàn FLC chính thức khai trương những chuyến bay thương mại đầu tiên từ ngày 16/1/2019.
Hãng hàng không Bamboo Airways mang đến cho khách hàng dịch vụ chất lượng hướng tới tiêu chuẩn 5 sao vượt trội, đẳng cấp. Công ty có vốn điều lệ ban đầu 700 tỷ đồng, sau đó FLC Group đã tăng vốn điều lệ lên thành 7000 tỷ đồng vào tháng 5 năm 2020.
Bên cạnh hàng không, tập đoàn FLC chính thức đánh dấu sự mở rộng sang lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với thương hiệu FLC FAM vào năm 2017.
Đây là minh chứng cho uy tín, nội lực của chủ đầu tư FLC Group trong suốt quá trình hình thành và phát triển 10 năm qua trên lĩnh vực đầu tư bất động sản.
Hãng hàng không Bamboo Airways ra đời năm 2018 với mục tiêu đến năm 2020 sẽ phát triển được 37 – 40 đường bay trong nước và quốc tế
Ngoài ra, FLC Group còn tham gia đầu tư tại các lĩnh vực khác, như:
- Dịch vụ khách sạn, nghỉ dưỡng, sân golf.
- Khai thác, chế biến khoáng sản: sản xuất, kinh doanh các loại nguyên vật liệu xây dựng, đá tự nhiên, đầu tư công nghệ cao,…
- Giáo dục: Viện đào tạo Hàng không Bamboo Airways, Đại học FLC,…
Ngoài ra còn có 1 số lĩnh vực như: sản xuất cung cấp nước uống tinh khiết, du lịch, vận tải du thuyền, y dược, đầu tư tài chính,… Phát triển trên nhiều tỉnh thành khác nhau, trải dài từ Bắc chí Nam. Nổi bật như: Hà Nội, Bình Định, Phú Yên, Hà Tĩnh, Bình Thuận,…
Chủ tịch Tập đoàn FLC - Ông Trịnh Văn Quyết
Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết là một doanh nhân người Việt sinh ngày 27/11/1975 tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam. Xuất thân trong một gia đình công chức ở Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) nhưng “máu kinh doanh” đã xuất hiện trong con người vị lãnh đạo này từ khi còn là sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội.
Ngay từ khi còn là cậu sinh viên năm hai, ông Quyết đã mở văn phòng gia sư và buôn bán điện thoại, vừa thỏa niềm đam mê kinh doanh vừa có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Ông chính là một trong những người đầu tiên mở văn phòng gia sư tại Hà Nội. Đây có thể coi là lần start-up thành công đầu tiên của ông.
Chủ tịch Tập đoàn FLC - ông Trịnh Văn Quyết trở thành một hiện tượng của thế hệ doanh nhân mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và dám ước mơ
Công việc này giúp ông và em gái tự trang trải chi phí học tập, sinh hoạt. Ngoài ra, hai người còn tích lũy được vốn để thành lập nên công ty đầu tiên của mình.
Năm 2001, Công ty Cổ phần Tư vấn quản lý và Giám sát đầu tư (viết tắt SMiC). Với nhiệm vụ tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư, bất động sản, thương mại và dịch vụ… Năm 2006, ông Trịnh Văn Quyết chuyển đổi từ văn phòng Luật sư SMiC thành Công ty Luật TNHH SMiC.
Ông Quyết là 1 trong 5 luật sư hàng đầu Việt Nam được vinh danh “Luật sư tiêu biểu” năm 2012.
Năm 2008, ông cùng em gái là bà Trịnh Thị Thúy Nga thành lập công ty TNHH Đầu tư Trường Phú Fortune với số vốn điều lệ là 18 tỷ đồng.
Ngày 25/10/2011, bằng việc hợp nhất tất cả các công ty thành viên thành một khối, ông Trịnh Văn quyết đã cho ra đời công ty Cổ phần Tập đoàn FLC. Tại đây, ông nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị cho đến nay.
Có thể thấy, trong quá trình 10 năm hình thành và phát triển, chủ đầu tư FLC Group đã có 1 chỗ đứng nhất định trên thị trường bất động sản với hàng chục dự án đã bàn giao và tiềm lực vững mạnh.
Điều này vừa giúp nâng cao uy tín thương hiệu trong lòng đối tác, vừa giúp FLC Group hoàn thành mục tiêu khẳng định mình: Là 1 trong những tập đoàn kinh doanh bất động sản hàng đầu Việt Nam, xứng đáng để các nhà đầu tư và đối tác tin cậy, lựa chọn.
Sự tăng trưởng thần tốc của FLC từng được Tạp chí Forbes nhận xét “là câu chuyện hiếm trong giới đầu tư bất động sản” và cá nhân Chủ tịch Tập đoàn Trịnh Văn Quyết cũng trở thành một hiện tượng, một minh chứng điển hình về sự khác biệt trong kinh doanh của thế hệ doanh nhân mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và dám ước mơ.
Hải Yến