Tập đoàn Thép Hòa Phát: Chặng đường kết nối những giá trị “Hòa hợp cùng phát triển”

08:00 | 18/04/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Tập đoàn Hòa Phát được xem là một trong những tập đoàn sản xuất công nghiệp tư nhân lớn hàng đầu ở Việt Nam.

Tập đoàn Hòa Phát là một tập đoàn tư nhân tại Việt Nam. Khởi đầu từ công ty buôn bán máy móc xây dựng, hiện tại Hòa Phát đã trở thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề.

Lịch sử hình thành Tập đoàn Hòa Phát

Thành lập năm 1995, Hòa Phát thuộc nhóm các công ty tư nhân đầu tiên thành lập sau khi Luật doanh nghiệp Việt Nam được ban hành. Hiện nay, tập đoàn có hệ thống sản xuất với hàng chục nhà máy và mạng lưới đại lý phân phối sản phẩm trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tính đến cuối năm 2018, Tập đoàn Hòa Phát có 20.000 CBCNV, quy mô hoạt động trải rộng trên 25 tỉnh, thành phố trên khắp cả nước và một văn phòng đại diện tại Singapore.

Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thất (1995), Ống thép (1996), Thép (2000), Điện lạnh (2001), Bất động sản (2001).

Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là Công ty mẹ cùng các Công ty thành viên và Công ty liên kết. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG.

Tháng 6/2009: Công ty CP Đầu tư khoáng sản An Thông trở thành Công ty thành viên Hòa Phát.

Tháng 12/2009: Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát hoàn thành đầu tư giai đoạn 1.

Tháng 1/2011: Cấu trúc mô hình hoạt động Công ty mẹ với việc tách mảng sản xuất và kinh doanh thép.

Tháng 8/2012: Hòa Phát tròn 20 năm hình thành và phát triển, đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba của Chủ tịch nước.

Tháng 10/2013, Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát hoàn thành đầu tư giai đoạn 2, nâng tổng công suất thép Hòa Phát lên 1,15 triệu tấn/năm.

Ngày 9/3/2015: Ra mắt Công ty TNHH MTV Thương mại và sản xuất thức ăn chăn nuôi Hòa Phát nay là Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Hòa Phát Hưng Yên, đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử Tập đoàn khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Tháng 2/2016: Thành lập Công ty CP Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát, quản lý, chi phối hoạt động của tất cả các công ty trong nhóm nông nghiệp (gồm thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi).

Tháng 4/2016: Thành lập Công ty TNHH Tôn Hòa Phát, bắt đầu triển khai dự án Tôn mạ màu, tôn mạ kẽm, mạ lạnh các loại công suất 400.000 tấn/năm.

Tháng 2/2016: Hoàn thành đầu tư Giai đoạn 3 – Khu liên hợp gang thép Hòa Phát , nâng công suất thép xây dựng Hòa Phát lên 2 triệu tấn/năm.

Tháng 2/2017: Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất, triển khai Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi, quy mô 4 triệu tấn/năm với tổng vốn đầu tư 52.000 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới của Tập đoàn Hòa Phát.

Giới thiệu về Tập đoàn Hòa Phát

Hòa Phát đặt mục tiêu trở thành Tập đoàn sản xuất công nghiệp đa ngành hàng đầu Việt Nam

Hiện nay, Tập đoàn Hòa Phát có 11 Công ty thành viên với 25.424 CBCNV, hoạt động trải rộng trên phạm vi cả nước và 01 văn phòng tại Singapore. Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. Các sản phẩm chính trong chuỗi sản xuất thép của Hòa Phát bao gồm thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC), thép dự ứng lực, thép rút dây, ống thép và tôn mạ màu các loại. Với công suất lên đến trên 8 triệu tấn thép các loại, Tập đoàn Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng và ống thép lớn nhất Việt Nam với thị phần lần lượt là 32.5% và 31.7%.

Trong nhiều năm liền, Hòa Phát được công nhận là Thương hiệu Quốc gia, nằm trong Top 50 doanh nghiệp lớn nhất và hiệu quả nhất Việt Nam; Top 10 Công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam… Với triết lý kinh doanh “Hòa hợp cùng phát triển”, Hòa Phát dành ngân sách hàng chục tỷ đồng mỗi năm để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cộng đồng.

Tập đoàn Hòa Phát hoạt động chủ yếu tập trung vào 04 nhóm sản phẩm: Thép (thép xây dựng, ống thép, tôn mạ,…), công nghiệp khác (điện lạnh, nội thất, máy móc thiết bị), bất động sản (bất động sản khu công nghiệp, bất động sản nhà ở), lĩnh vực nông nghiệp (sản xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi).

Hầu hết các lĩnh vực mà tập đoàn tham gia, Hòa Phát đều duy trì vị thế dẫn đầu. Đối với lĩnh vực sản xuất thép xây dựng, Tập đoàn Hòa Phát là chủ đầu tư Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép tại Hải Dương. Với công suất 1,7 triệu tấn/năm, Khu liên hợp đã hoạt động đồng bộ cả 3 giai đoạn từ quý I/2016, nâng tổng công suất thép xây dựng của Hòa Phát lên 2 triệu tấn/năm.

Với vai trò là dự án chiến lược quan trọng và quy mô lớn nhất của Tập đoàn, Khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát Dung Quất do CTCP Thép Hòa Phát Dung Quất đảm nhiệm có vốn đầu tư 52.000 tỷ đồng, dự kiến toàn bộ dự án sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động cuối năm 2019.

Hiện nay, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng và ống thép lớn nhất Việt Nam với thị phần lần lượt là trên 23% và 26%. Đến thời điểm hiện tại, sản xuất sắt thép là lĩnh vực sản xuất cốt lõi chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. Nội thất Hòa Phát dẫn đầu thị phần đối với nội thất văn phòng.

Từ năm 2016, Tập đoàn Hòa Phát sắp xếp lại mô hình hoạt động của các công ty thành viên, nhất là lĩnh vực thép, nông nghiệp và bất động sản theo hướng tinh gọn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí quản lý. Hòa Phát đặt mục tiêu trở thành Tập đoàn sản xuất công nghiệp đa ngành hàng đầu Việt Nam với doanh thu khoảng 100.000 tỷ/năm từ năm 2020.

Chặng đường kết nối những giá trị “Hòa hợp cùng phát triển” Thành bại đều nhờ thép

Sau gần 29 năm xây dựng và phát triển, đã trở thành tập đoàn sản xuất và thương mại hàng đầu Việt Nam. Hòa Phát được biết đến không chỉ là một tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành nghề với doanh thu hàng trăm triệu đô la năm.

Giới thiệu về Tập đoàn Hòa Phát

Chủ Tịch Tập đoàn Hòa Phát Tỷ Phú Trần Đình Long

Với mong muốn xây dựng tập đoàn phát triển ổn định và vững chắc, các sáng lập viên đầu tiên của Hòa Phát được nhất quán chính sách “Hòa hợp và cùng phát triển”. Trên nền tảng đó, hai chữ Hòa Phát ra đời và trở thành thương hiệu chung của cả tập đoàn.

Trong gần 30 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn Hòa Phát (Hòa Phát) phát triển kinh doanh trong nhiều lĩnh vực từ nông nghiệp, đồ nội thất cho đến bất động sản… song cốt lõi của Hòa Phát vẫn là sản xuất thép xây dựng. Với số lượng lớn thép xây dựng cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu, Hòa Phát được ví von là “đại gia” ngành thép hay “Vua thép” tại thị trường Việt Nam.

Liên tục từ những năm 2000, thị phần sản phẩm thép xây dựng và ống thép của Hòa Phát luôn vững vàng ở vị trí số 1. Ở thời điểm tháng 10/2019, thị phần thép xây dựng Hòa Phát đạt 25% và ống thép Hòa Phát đạt 31%.

Nhìn vào thực tế phát triển của Hòa Phát trong lĩnh vực thép cùng các con số doanh thu, lợi nhuận mà mảng kinh doanh này đang đóng góp cho cả tập đoàn, câu nói trên còn cho thấy những cách thức và khả năng mà Hòa Phát có thể làm được trong cuộc chiến giành thị phần và đối thủ không dễ để đối trọng lại với thời gian dài.

“Để đạt kết quả trên, Hòa Phát luôn đầu tư cải tiến, nâng cao chất lượng cho các loại sản phẩm thép, không ngừng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tạo đà cho tiêu thụ các sản phẩm thép Hòa Phát tại thị trường trong nước cũng như xuất khẩu trong năm 2020 và những năm tiếp theo” - ông Trần Đình Long nhấn mạnh.

Xét về kết quả kinh doanh năm 2020, mảng thép đem về 84% doanh thu và 82% lợi nhuận cho Hòa Phát, theo sau là nông nghiệp và bất động sản.

Năm 2020, Hòa Phát sản xuất 250.000 tấn thức ăn chăn nuôi, 250.000 con heo lấy thịt, 250 triệu quả trứng gà và 150.000 con bò thịt. Tập đoàn đặt mục tiêu đến năm 2022 sẽ sản xuất 600.000 tấn thức ăn chăn nuôi; 500.000 con heo; 300 triệu trứng gà và 250.000 con bò thịt.

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19, Hòa Phát đã có một năm “ngược dòng” thành công rực rỡ khi tất cả các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đều vượt xa so với kế hoạch đề ra. Lũy kế cả năm 2020, Tập đoàn đạt doanh thu 91.279 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2019. Với mức lợi nhuận kỷ lục trong quý IV, Hòa Phát lần đầu tiên ghi nhận tới 4.660 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp 2,42 lần cùng kỳ năm trước. Cả năm 2020, Hòa Phát đạt 13.506 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Với kết quả sản xuất kinh doanh khả quan, Tập đoàn đã đóng góp 7.295 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước, tăng 10% so với năm 2019, đồng thời tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Năm 2020, Hòa Phát đã vinh danh trong Top 30 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu, Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 50 doanh nghiệp niêm yết hiệu quả nhất Việt Nam.

Giới thiệu về Tập đoàn Hòa Phát

Thành bại của tập đoàn đều do thép, Hòa Phát được mệnh danh là "vua thép" Việt Nam

Lĩnh vực sản xuất thép đóng vai trò đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng. Lần đầu tiên thép Hòa Phát đạt mức 5,8 triệu tấn thép thô, gấp đôi năm 2019. Trong đó, sản lượng phôi thép và thép xây dựng thành phẩm là 5,1 triệu tấn, còn lại là thép cuộn cán nóng với gần 700.000 tấn. Riêng thép xây dựng thành phẩm đạt 3,4 triệu tấn, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước. Thị phần thép Hòa Phát vươn lên mức 32,5% Lượng phôi thép cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước đạt 1,7 triệu tấn, cao gấp hơn 12 lần so với năm 2019.

Tính chung cả quý I/2021, Tập đoàn Hòa Phát bán ra hơn 2,16 triệu tấn thép các loại. Thép xây dựng thành phẩm đạt 855.000 tấn, tăng hơn 17%, trong đó xuất khẩu là 147.000 tấn, tăng 10%.

Phôi thép xuất khẩu trên 386.000 tấn, tăng 27% so với quý I/2020. Sản phẩm HRC trong quý đầu năm đạt 665.000 tấn, tăng 75% so với quý IV/2020. Ống thép Hòa Phát ghi nhận sản lượng 184.000 tấn sau ba tháng, tăng 27%. Trong khi đó, bán hàng tôn mạ của Tập đoàn cũng tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ.

Ngoài ra, Hòa Phát đang tính việc đầu tư 85.000 tỷ đồng vào dự án Dung Quất giai đoạn 2, dự kiến nâng công suất thêm 5,6 triệu tấn thép/năm. Tập đoàn dự kiến sẽ trả cổ tức năm 2020 với tỷ lệ 35%, trong đó có 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu.

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 12/4 , cổ phiếu HPG dang giao dịch ở mức 50,1 nghìn đồng/cp.

Xem thêm: Con đường trở thành tỷ phú của Chủ tịch tập đoàn Hòa Phát dù xuất phát không có kinh nghiệm về thép

Nguyễn Dung