Tập đoàn VNPT: Tham vọng về dịch vụ chuyển đổi số số 1 Đông Nam Á
Tập đoàn VNPT: Đặt nền móng phát triển toàn ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam
Con đường hình thành và phát triển của Tập đoàn VNPT
Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch HĐTV Phạm Đức Long và Quyền Tổng Giám đốc Huỳnh Quang Liêm, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: Vietnam Posts and Telecommunications Group, viết tắt: VNPT) đã và đang đạt được những bước phát triển bền vững trong suốt một thời gian dài, nhiều lần nằm trong nhóm dẫn đầu TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam VNR500.
Được thành lập từ ngày 26/03/2006, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam có trụ sở chính tại Trụ sở chính số 57 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Trước đó, tập đoàn hoạt động dưới mô hình Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam từ ngày 30/04/1995. Quá trình thay đổi mô hình theo hướng Tập đoàn kinh tế chủ lực của Việt Nam giúp VNPT phát triển kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực, đa sở hữu, trong đó Bưu chính - Viễn thông - CNTT là trọng tâm chính.
Trụ sở của Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông (VNPT - Vinaphone), đơn vị thành viên của VNPT tại địa chỉ 21 Điện Biên Phủ, phường Đa Kao, quận 1, TP HCM
Tới ngày 24/06/2010, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 955/QĐ-TTg, Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chuyển đổi sang hoạt động với mô hình Công ty trách nhiệm Hữu hạn một thành viên, trong đó chủ sở hữu là Nhà nước.
Trong toàn cảnh phát triển ngành Bưu chính, Viễn thông tại Việt Nam, VNPT là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đầu tiên đặt nền móng ban đầu. Đơn vị cũng đóng vai trò chủ chốt khi góp phần đưa Việt Nam vào TOP 10 quốc gia có tốc độ phát triển Bưu chính Viễn thông nhanh nhất toàn cầu.
Ngày 22/12/2009, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam nhận danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ 1999 - 2009 do chính Chủ tịch nước phong tặng cho những đóng góp và thành tựu đã đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa Xã hội và Bảo vệ Tổ quốc.
Năm 2015, VNPT tiến hành thành lập 3 Tổng công ty trực thuộc là Tổng Công ty Hạ tầng mạng (VNPT-Net), Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông (VNPT-Vinaphone) và Tổng Công ty Truyền thông (VNPT-Media). Tập đoàn bước vào tái cấu trúc toàn diện và khởi động tái cấu trúc khối công nghệ công nghiệp.
Hiện nay, VNPT đã có mạng lưới dịch vụ phủ sóng rộng khắp trên toàn bộ 63 tỉnh thành khắp Việt Nam với hạ tầng công nghệ viễn thông tiên tiến và 40 nghìn cán bộ công nhân viên đang làm việc. Với hàng chục triệu người sử dụng Internet, gần 10 triệu thuê bao điện thoại cố định và khoảng 30 triệu thuê bao di động, VNPT hiện tại đang giữ vị thế là nhà cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông số 1 tại Việt Nam.
Tham vọng sắp tới của Tập đoàn là trở thành trung tâm dịch vụ số hàng đầu, không chỉ trong nước mà cả trên thị trường quốc tế, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.
Tập đoàn VNPT tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2021
Các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
Đầu tư tài chính và kinh doanh các sản phẩm, vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông đa phương tiện;
Quảng cáo nghiên cứu thị trường, tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính;
Tư vấn khảo sát, thiết kế, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, cho thuê công trình, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin;
Kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng, cơ sở nhà đất của VNPT;
Đa ngành nghề nghiên cứu, phát triển, chế tạo, kinh doanh, xuất - nhập khẩu thiết bị, sản phẩm viễn thông, CNTT, truyền thông đa phương tiện.
Ý nghĩa logo thương hiệu VNPT
Hình ảnh logo của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam vẽ nên hình chữ V - là chữ cái đầu tiên trong tên viết tắt VNPT, và mô phỏng chuyển động của vệ tinh xoay quanh trái đất. Ngôn ngữ âm dương kết hợp với sự uyển chuyển của hình khối cho thấy sự vận động không ngừng của thông tin, sự bền vững cùng sự hội nhập thế giới với khoa học và công nghệ hiện đại.
Hình ảnh logo của Tập đoàn VNPT hiện nay
VNPT đứng vững và khẳng định vị thế giữa đại dịch Covid-19
Nếu trước đó, vào tháng 10 năm 2009, VNPT là doanh nghiệp tiên phong triển khai 3G vì tới tháng 12 năm 2020, VinaPhone cũng trở thành nhà mạng đầu tiên được cấp phép phủ sóng 5G thương mại tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
Theo Forbes Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT đứng TOP trong Bảng xếp hạng các thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2020 khi được định giá lên tới 509,8 triệu USD. Như vậy, sau 2 năm, giá trị thương hiệu VNPT năm 2020 đã tăng trưởng tới 123% so với mức 416 triệu USD của năm 2018.
Dù bước vào thời kỳ kinh tế khó khăn do ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19, VNPT vẫn đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm vừa qua. Tại Stevie Awards châu Á - Thái Bình Dương 2020, VNPT đạt 15 giải thưởng lớn với 3 giải vàng, 3 giải bạc và 9 giải đồng, cùng với 5 giải thưởng Stevie Awards Kinh doanh quốc tế. Như vậy, tập đoàn trở thành doanh nghiệp Việt Nam đạt nhiều giải thưởng nhất khi lần đầu tiên tham gia giải thưởng Công nghệ thông tin thế giới này.
Trong năm 2020, VNPT cũng đạt kết quả kinh doanh khả quan khi tổng doanh thu đạt 162,7 nghìn tỷ đồng, trong đó doanh thu của công ty mẹ đạt 43,2 nghìn tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch đề ra sau khi loại trừ yếu tố ảnh hưởng từ dịch bệnh.
Như vậy, 7,1 tỷ đồng là lợi nhuận mà VNPT đạt được, trong đó, lợi nhuận công ty mẹ đạt 5,1 nghìn tỷ đồng bằng 102,2% kế hoạch. Nộp ngân sách nhà nước đạt 5,2 nghìn tỷ đồng, bằng 102% kế hoạch. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu của VNPT đạt 10,4%.
Kết quả kinh doanh VNPT qua các năm 2015 - 2020. (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của VNPT)
Bước sang năm 2021, Tập đoàn VNPT được vinh danh tại hạng mục “Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tiêu biểu về Chất lượng Dịch vụ Băng thông rộng Di động” với 5 tiêu chí đạt kết quả cao. Trong đó bao gồm: Tốc độ tải dữ liệu (Download), Tốc độ đăng dữ liệu (Upload), Tương xứng giữa chất lượng và giá cước, Đảm bảo kết nối ổn định vào thời gian cao điểm và Chất lượng sóng.
Năm 2021, VNPT đặt mục tiêu doanh thu đạt 45.165 tỷ đồng, lãi sau thuế 4.285 tỷ đồng, lần lượt cao hơn 5% kết quả doanh thu mà công ty đã đạt được năm 2020.
Qua đây, VNPT đang từng bước đặt những dấu chân vững chắc trên hành trình chuyển đổi số, thể hiện được vai trò dẫn dắt trong chuyển đổi số quốc gia. Đó cũng là tham vọng giúp VNPT phấn đấu trở thành nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ số hàng đầu tại Việt Nam và vươn tầm khu vực châu Á.
Danh hiệu, giải thưởng mà VNPT đạt được
Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ 1999 - 2009 vào ngày 22/12/2009
Năm 2011: Đạt Giải thưởng quốc tế "Băng rộng thay đổi cuộc sống" năm 2011.
Năm 2017: Đứng thứ 25 trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500), đồng thời đứng TOP 3 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam của Brand Finance với giá trị thương hiệu đạt 726 triệu USD.
Năm 2017: Được trao giải thưởng "Nhà cung cấp băng rộng tốt nhất Việt Nam năm 2017" và "Nhà cung cấp các dịch vụ ICT tốt nhất Việt Nam 2017" của International Finance Magazine (IMF).
Được liên tục bình chọn là "Thương hiệu Quốc gia", "Thương hiệu nổi tiếng", "Top 5 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam" suốt nhiều năm.
Năm 2018: Top 3 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam do Forbes Việt Nam và theo Brand Finance có giá trị thương hiệu đạt là 1.339 triệu USD.
Năm 2019: Đạt 7 giải thưởng quốc tế lớn thuộc các hạng mục sản phẩm công nghệ thông tin tốt nhất năm. Trong đó có 1 giải Vàng cho giải pháp Trục liên thông văn bản quốc gia và 6 giải Đồng cho các sản phẩm VNPT Pharmacy, VNPT Smart Cloud, VNPT Cloud Contact Center VCC, VNPT HIS, VNPT Check, VNPT Smart Ads.
Năm 2019: Đứng ở TOP 2 thương hiệu lớn nhất Việt Nam năm 2019 với giá trị thương hiệu đạt 1,683 tỷ USD do Brand Finance công bố.
Năm 2019: Được trao 02 giải thưởng lớn là Nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ chuyển đổi kỹ thuật số sáng tạo nhất - Việt Nam 2019 và Nhà cung cấp sản phẩm kỹ thuật số tốt nhất – Chính phủ điện tử - 2019 bởi Tạp chí chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng (London, Anh).
VNPT là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đạt giải thưởng bảo mật thế giới
Năm 2020: Thương hiệu của VNPT đạt con số 2,4 tỷ USD, tăng ấn tượng nhất với tốc độ tới 42% nên đã tăng 17 bậc, từ vị trí 72 năm 2019 tăng lên vị trí 55 trên bảng xếp hạng Top 150 nhà mạng có giá trị lớn nhất thế giới (Telecoms 150) thuộc tổ chức Brand Finance công bố.
Tập đoàn VNPT đã vinh dự là đơn vị viễn thông - công nghệ duy nhất của Việt Nam 2 năm liên tiếp đạt được chứng chỉ MEF 3.0 theo Diễn đàn Metro Ethernet Forum (MEF) công bố.
Năm 2020: Nhận Danh hiệu Sao Khuê 2020 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) trao tặng với 8 sản phẩm, giải pháp phần mềm thương mại tiêu biểu trong các lĩnh vực Chính phủ điện tử, quản lý doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ mới trong cuộc CMCN 4.0.
Năm 2020: VNPT nhận 15 giải thưởng theo danh sách Stevie Awards châu Á - Thái Bình Dương 2020 công bố, trong đó có 3 giải Vàng, 3 giải Bạc và 9 giải Đồng.
Năm 2020: 05 giải thưởng lớn tại Giải thưởng Kinh doanh Quốc tế 2020 (International Business Awards - IBA Stevie Awards). Trong đó bao gồm: 1 giải Vàng, 2 giải Bạc và 2 giải Đồng.
Năm 2020: Tập đoàn VNPT cũng tham gia và xuất sắc giành được 10 giải thưởng gồm 6 giải vàng, 3 giải bạc và 1 giải đồng tại IT World Awards 2020. Điều này giúp cho VNPT trở thành doanh nghiệp Việt Nam đạt nhiều giải thưởng nhất và giành được nhiều giải vàng nhất.
Năm 2020: VNPT được bình chọn là doanh nghiệp xuất sắc cung cấp giải pháp CNTT cho thành phố thông minh và có 12 sản phẩm/giải pháp đạt giải tại “Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2020” do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (Vinasa) tổ chức. Trong đó, đơn vị được xếp hạng 5 sao (được đánh giá xuất sắc nhất) ở hạng mục giải pháp Chính quyền số và Hạ tầng số.
Năm 2021, VNPT/VinaPhone đã được vinh danh là “Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tiêu biểu về Chất lượng Dịch vụ Băng thông rộng Di động” trong Hội thảo Băng rộng di động và cố định (World Mobile Broadband & ICT).
Xem thêm: Hàng loạt 'ông lớn' VNPT, Mobifone, Argibank... vẫn chưa thể cổ phần hóa
Phương Thúy