Thêm 2 công ty sữa Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc

11:35 | 18/03/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), tính đến thời điểm hiện tại, cơ quan chức năng của Trung Quốc đã cấp Mã giao dịch cho phép 2Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), tính đến thời
Đó là công Ty TNHH Friesland Campina Hà Nam (FRIESLANDCAMPINA HANAM COMPANY LIMITED) được phép xuất khẩu sản phẩm sữa tiệt trùng và sữa lên men sang thị trường Trung Quốc và công ty TNHH FrieslandCampina Việt Nam (FRIESLAND CAMPINA VIETNAM COMPANY LIMITED) được phép xuất khẩu sản phẩm sữa tiệt trùng, sữa lên men, sữa đặc có đường và các sản phẩm sữa khác sang thị trường Trung Quốc.
 
Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, đến nay cơ quan chức năng của Trung Quốc đã cấp mã giao dịch cho phép 9 công ty/nhà máy của Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm sữa sang thị trường Trung Quốc.
 
Trước đó, đầu tháng 1/2021, Trung Quốc cũng cấp mã giao dịch cho hai công ty/nhà máy sữa Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc. Đó là Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood Bình Dương (Binh Duong Nutifood Nutrition Food Joint Stock Company) được phép xuất khẩu sản phẩm sữa tiệt trùng, sữa biến đổi và sữa lên men bổ sung hương vị sang thị trường Trung Quốc.
 
Thêm 2 công ty sữa Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc
Hiện Việt Nam có 9 công ty sữa được xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc
 
Theo đó, các công ty TH True Milk gồm sản phẩm sữa tiệt trùng và sữa biến đổi; Hanoimilk (sữa lên men); công ty Bel Việt Nam (các loại phô mai khác); Nutifood (sữa tiệt trùng, sữa biến đổi và sữa lên men bổ sung hương vị); 3 nhà máy của Vinamilk (nhà máy Sữa Thống Nhất với sản phẩm sữa đặc, nhà máy Sữa Sài Gòn với sản phẩm sữa lên men bổ sung hương vị, nhà máy Sữa Trường Thọ với sản phẩm sữa tiệt trùng, sữa biến đổi, sữa đặc có đường và các sản phẩm sữa đặc khác); Công ty FrieslandCampina Hà Nam (sữa tiệt trùng và sữa lên men) và Công ty FrieslandCampina Việt Nam (sữa tiệt trùng, sữa lên men, sữa đặc có đường và các sản phẩm sữa khác).
 
Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng sản lượng sữa năm 2020 vẫn tăng trưởng tốt. Trong đó, sản lượng sữa tươi ước đạt 1.702,4 triệu lít, tăng 1% so với năm 2019. Sản lượng sữa bột ước đạt 131,6 nghìn tấn, tăng 9,1% so với năm trước.
 
Tổng doanh thu ngành sữa đạt 113.715 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 5% so với năm 2019 trong đó doanh thu từ xuất khẩu đạt 302,7 triệu USD, tăng 10,5% so với năm 2019.
 
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mỗi năm thị trường sữa Trung Quốc có giá trị ước tính khoảng 30 tỷ USD. Nguồn cung sữa trong nước của Trung Quốc chỉ đáp ứng 75% nhu cầu sữa trên thị trường nội địa, và đây được xem là cơ hội cho các doanh nghiệp sữa của Việt Nam.
 
Nguyễn Dung