Tìm cơ hội cho trái bưởi Việt Nam mở rộng ra thị trường lớn

08:30 | 31/10/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Nhiều năm trở lại đây bưởi da xanh là một trong những loại trái cây có giá trị kinh tế cao, và được xuất khẩu đi rất nhiều nơi trên thế giới.
Trong thời gian gần đây, giá các loại trái cây của Việt Nam đang ngày càng tăng cao do các nhà trồng vườn trong nước đã chú trọng nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm. Hiện quả bưởi Việt Nam (chủ yếu là bưởi Da Xanh, Năm Roi, Diễn..)  không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn được các doanh nghiệp xuất khẩu qua một số nước như Hàn Quốc, Hà Lan, Đức… Đồng thời, nhiều thị trường tiềm năng có thể xuất khẩu như: Singapore, Nhật Bản, Nga... Có thể thấy cây bưởi đem lại giá trị kinh tế cao.
 
Mặc dù tiềm năng xuất khẩu các loại trái cây của Việt Nam rất lớn nhưng các nhà nhập khẩu nước ngoài đang gặp nhiều hạn chế trong việc mua hàng của Việt Nam, do đó sản lượng trái cây của Việt Nam xuất khẩu còn thấp so với Thái Lan hay Trung Quốc.
 

Tiềm năng lớn 

 

Quả bưởi cũng là một trong tổng số 140 các loại rau, củ. Với nhu cầu cao từ nhiều thị trường lớn trên thế giới thì xuất khẩu quả bưởi của Việt Nam còn nhiều cơ hội tăng trưởng trong các năm tới. Hiện nay, bưởi da xanh là loại trái cây có múi cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với nhiều loại trái cây khác ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
 
Tìm cơ hội cho trái bưởi Việt Nam mở rộng ra thị trường lớn - ảnh 1
 
Cách đây 14 năm, nước ta đã bắt đầu xây dựng thị trường bưởi da xanh xuất khẩu sang châu Âu. Và năm 2007, chính thức tìm được đối tác bên Đức và xuất khẩu container đầu tiên. Dần dần, thị trường được mở rộng sang các nước khác. Trong năm 2017, nước ta xuất khẩu hơn 10.000 tấn bưởi, tăng gấp đôi so với năm 2016. Xuất khẩu loại trái cây này cũng ghi nhận bước tiến vượt bậc khi có mặt ở hầu hết thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Canada và các nước Trung Đông. Nhiều thị trường tiềm năng khác có thể xuất khẩu bưởi như: Singapore, Nhật Bản, Nga…
 
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), những năm gần đây, diện tích bưởi tăng nhanh (tốc độ hơn 10%/năm), với diện tích toàn miền Nam tính đến năm 2019 đạt 43.500 ha, sản lượng hơn 371.000 tấn/năm. Những tỉnh có diện tích bưởi lớn là Bến Tre (8.824 ha), Vĩnh Long (8.619 ha), Đồng Nai (5.426 ha) và đã hình thành những vùng trồng tập trung như bưởi da xanh (Bến Tre), bưởi Năm Roi (Vĩnh Long), bưởi Biên Hòa (Đồng Nai).
 
Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết giá trị thương mại bưởi toàn cầu ước đạt khoảng 1,1-1,2 tỉ USD/năm. Riêng Việt Nam, giá trị xuất khẩu bưởi tươi từ 1,195 triệu USD năm 2015 đã tăng lên 4,827 triệu USD năm 2019 và sẽ còn tăng nhanh hơn nữa trong thời gian tới.
 
Theo đó, khu đất thịt pha sét trên cù lao tại các huyện Châu Thành, Bình Đại, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Chợ Lách và thành phố Bến Tre là vùng trồng của chỉ dẫn địa lý này. Việc được công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý mở ra cơ hội lớn cho bưởi da xanh Bến Tre mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như nâng thu nhập người dân trồng bưởi trên địa bàn tỉnh.
 
Theo các doanh nghiệp tiêu thụ bưởi da xanh, bưởi da xanh ở tỉnh Bến Tre có chất lượng vượt trội hơn các giống bưởi khác, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng bưởi, cây bưởi da xanh đang có tiềm năng phát triển ở Bến Tre. Ngoài ra, nhu cầu thị trường về bưởi tươi tăng cao trong những năm gần đây cả trong và ngòai nước do những đặc tính và công dụng tốt của trái bưởi lên sức khỏe con người.
 
Theo thống kê, hàng năm diện tích bưởi da xanh tăng dần từ 4.400ha (năm 2010) đến nay diện tích tăng hơn 60% và đây được xem là một trong những cây trồng làm giàu cho nông dân vì năng suất cao, giá cao, ổn định. Hiệu quả kinh tế từ cây bưởi da xanh mang lại vượt trội so với các loại cây trồng khác, bình quân cho thu nhập từ 400-500 triệu đồng/ha/năm.
 
Ngoài ra, người nông dân chủ động, nắm vững áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và liên kết với doanh nghiệp tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.
 
Tại Bến Tre, hiện nay việc triển khai thực hiện mô hình liên kết 4 nhà, sản xuất theo chuỗi giá trị đối với bưởi da xanh bước đầu đã có nhiều kết quả tích cực. Các doanh nghiệp đã cùng với người nông dân tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.
 

Mở rộng thị trường

 

Nhìn vào bức tranh tổng thể hơn, thống kê gần đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho thấy, thị trường xuất khẩu trái cây của Việt Nam cũng đã được mở rộng và tăng trưởng mạnh, từ 13 thị trường đạt trên 1 triệu USD vào năm 2014 đến cuối năm 2018 đã có 14 thị trường đạt kim ngạch trên 20 triệu USD. Đến nay đã có trên 40 loại trái cây Việt Nam được xuất khẩu tới hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới. Giờ đây trái cây được xem là nông sản chủ lực của Việt Nam, là ngành hàng có tốc độ phát triển nhanh nhất.
 
Tìm cơ hội cho trái bưởi Việt Nam mở rộng ra thị trường lớn - ảnh 2
 
Ngoài những thị trường truyền thống, thì tới nay các doanh nghiệp, hợp tác xã đã từng bước tiếp cận để mở rộng thị trường ra các nước. 
 
Mới đây nhất ngày 27/10, Bộ trưởng Nông nghiệp Chile Antonio Walker thông báo cơ quan chức năng Chile đã chấp thuận cho Việt Nam xuất khẩu bưởi sang thị trường quốc gia Nam Mỹ này.  Để trao đổi về các biện pháp tăng cường quan hệ giữa hai nước trong lĩnh vực nông nghiệp.
 
Hay Hợp tác xã nông nghiệp bưởi da xanh Bến Tre đã trực tiếp xuất khẩu sang thị trường Canada và Singapore mỗi chuyến hàng có trọng lượng 5 tấn mà không phải qua khâu trung gian, từ đó giảm được giá thành, tăng lợi nhuận thu được từ giá trị quả bưởi.
 
Cũng từ giờ đến cuối năm 2020 trái bưởi Việt Nam sẽ chính thức sẽ được xuất khẩu qua Mỹ, bước vào một trong những thị trường khó tính nhất.
 
Đây là tin vui mới nhất cho quả bưởi Việt Nam. Trước đó, châu Âu (EU) cũng cho phép nhập khẩu chính thức loại quả này theo Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA).Theo Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến giữa tháng 9, Việt Nam đã cấp được 22 mã số vùng trồng với diện tích hơn 284 ha bưởi đủ điều kiện xuất khẩu sang EU. Dự kiến cuối năm nay, bưởi tươi cũng sẽ có "visa" để xuất khẩu sang Mỹ. Ngoài ra, bưởi cũng là loại trái cây đang được ưu tiên để đàm phán xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc (sau sầu riêng). EU và Mỹ là 2 thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng cho bưởi Việt Nam.
 
Nguyễn Dung(t/h)