Theo chuyên gia, doanh nghiệp cần tận dụng tối đa các FTA đã ký kết để giảm phụ thuộc quá lớn vào một thị trường, từ đó có thể tránh xảy ra những “cú sốc” khi có sự thay đổi về chính sách thương mại.
Giới chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thường cố gắng không bình luận về chính sách tài khóa. Nhưng nguy cơ chính sách thuế quan của Nhà Trắng hâm nóng lạm phát đã buộc họ phải lên tiếng.
Mỹ đã đạt được thỏa thuận ban đầu để tạm ngưng thuế quan đánh vào Canada và Mexico. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết tiếp đến ông sẽ trò chuyện với phía Trung Quốc.
Mức thuế do Tổng thống Trump thông báo áp dụng với Canada, Mexico và Trung Quốc vừa qua là động thái chưa từng có tiền lệ, có thể châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại quy mô lớn.
Trong lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump đe doạ áp thuế quan, các nhà sản xuất Trung Quốc đã chuẩn bị một số chiến lược đối phó. Trong trường hợp xấu nhất, họ có thể từ bỏ thị trường Mỹ.
Các chuyên gia thuộc ngân hàng Morgan Stanley cho rằng bất kỳ thuế nhập khẩu nào áp dụng lên kim loại hoặc khoáng sản đều có khả năng dẫn đến giá nội địa cao hơn cho người mua trong nước.
Theo TS. Hà Thị Cẩm Vân, Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Kinh tế, Đại học RMIT Việt Nam, chính sách thuế và tình trạng lạm phát cao tại Mỹ sẽ có tác động tiêu cực kép tới Việt Nam, một mặt làm gia tăng chi phí nhập khẩu, mặt khác tạo ra áp lực lạm phát nội địa.