Tình hình kinh doanh của GAB ra sao trước khi vào diện cảnh báo của HOSE?

Trang Mai 07:05 | 05/09/2022 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Ngày 31/8, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) thông báo về việc đưa cổ phiếu của Công ty Cổ phần Đầu tư Khai khoáng & Quản lý Tài sản FLC (mã: GAB) vào diện cảnh báo kể từ ngày 9/9.

 

Kể từ khi ông Trịnh Văn Quyết vướng vào vòng lao lý, hàng loạt công ty "họ FLC" cũng lao đao. Trước đó, 3 cổ phiếu: FLC của Tập đoàn FLC, ROS của Xây dựng FLC Faros và HAI của Nông dược H.A.I vào diện cảnh báo, từ ngày 26/4. 

Mới đây, GAB cũng vào diện cảnh báo của HOSE với lí do: Tổ chức niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2022 quá 15 ngày so với thời hạn quy định, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định tại điểm G khoản 1 Điều 37 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31 tháng 03 năm 2022 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.

 Thêm một công ty thuộc FLC vào diện cảnh cáo (Ảnh: Vietnamnet)

Trước đó, phía GAB cho biết Công ty đã liên hệ và thuyết phục nhiều đơn vị kiểm toán đủ năng lực và chuyên môn để thực hiện Báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2022 theo đúng quy định. Tuy nhiên, các đơn vị kiểm toán đều từ chối hợp tác vì lý do khách quan liên đến quan vụ việc ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, điều tra về việc thao túng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Công ty GAB khẳng định việc Ông Trịnh Văn Quyết không tham gia điều hành, chỉ đạo các hoạt động quản trị Công ty nên việc khởi tố là việc cá nhân của ông Quyết. Công ty GAB không tham gia kinh doanh, đầu tư chứng khoán nên không liên quan đến các giao dịch, hoạt động chứng khoán mà hiện nay cơ quan điều tra đang thực hiện....

Vụ việc ông Trịnh Văn Quyết đã gây tác động không hề nhỏ đến hoạt động chung của doanh nghiệp. Đại diện GAB khẳng định, ông Trịnh Văn Quyết không tham gia điều hành, chỉ đạo các hoạt động quản trị công ty nên việc khởi tố là việc cá nhân của ông Quyết. Công ty GAB không tham gia kinh doanh, đầu tư chứng khoán nên không liên quan đến các giao dịch, hoạt động mà cơ quan chức năng đang điều tra.

GAB là một trong 6 mã cổ phiếu cơ quan điều tra xác định có liên quan đến vụ việc ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC bị khởi tố và bắt tạm giam do hành vi thao túng thị trường chứng khoán vào cuối tháng 3/2022.

Theo báo cáo tài chính quý II năm 2022 đã công bố, GAB cho biết doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 9%, lên 101,6 tỷ đồng từ quý II năm 2021, nâng luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý lên 167 tỷ đồng. Trừ giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp GAB thu về trong quý II là 5,1 tỷ đồng, tăng 45,7% so với cùng kỳ năm ngoái (quý II/2021 đạt 3,5 tỷ đồng)

Theo báo cáo tài chính quý II đã công bố, SMT cho biết doanh thu thuần trong quý đạt 65,54 tỷ đồng, tăng 10,11 tỷ đồng từ quý II năm 2021. Trừ giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là 7,02 tỷ đồng, giảm 28,4% so với cùng kỳ năm ngoái (quý II/2021 đạt 9,8 tỷ đồng). Có sự sụt giảm lợi nhuận đáng kể là do giá vốn hàng bán trong quý II năm nay tăng tới 27,7%, từ 45,6 tỷ đồng lên 58,5 tỷ đồng.

Cả chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng lần lượt 33,4% và 33,3%, riêng chi phí bán hàng lại giảm 26,3%. 

Kết quả trong quý, GAB ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng khoảng 1,8 lần từ mức 588,7 triệu đồng trong quý II/2021 lên 1,04 tỷ đồng trong quý II/2022.

Theo giải trình, doanh thu Quý 2 năm 2022 tăng 9,16% so với Quý 2 năm 2021 tương ứng tăng 8,53 tỷ đồng gồm: Doanh thu bán hàng nông sản tăng 11,73 tỷ đồng, doanh thu bán gạch giảm 3,2 tỷ đồng. Doanh thu bán gạch giảm do tác động của giá cả thị trường đầu vào nguyên vật liệu tăng cao, ảnh hưởng khó khăn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó đơn vị giảm công suất sản xuất của nhà máy, bên cạnh đó công ty tiếp tục duy trì được các đối tác truyền thống và ký kết thêm được các hợp đồng cung cấp mới về nông sản, làm tăng doanh thu của mặt hàng nông sản cũng như tổng doanh thu của doanh nghiệp, đem lại lợi nhuận chung của doanh nghiệp Quý 2 năm 2022 tăng 76.75% so với Quý 2 năm 2021. 

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của GAB có sự giảm sút nhẹ so với cùng kỳ. Tuy nhiên, yếu tố chi phí lãi vay lên tới 2,9 tỷ đồng đã khiến công ty báo lỗ 22 triệu đồng trong quý. 

Tính đến 18/7, tổng tài sản của GAB là 242,9 tỷ đồng, giảm 16,3% so với đầu năm. Trong đó, 139,7 tỷ đồng là tài sản ngắn hạn, 103,2 tỷ đồng là tài sản dài hạn. Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm đa số với 118,3 tỷ đồng, chiếm 84,7% tài sản ngắn hạn và 48,7% tổng tài sản.  

Tổng nợ của GAB tại ngày 18/7/2022 là 19,4 tỷ đồng, giảm 47,5 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó toàn bộ là nợ ngắn hạn, với khoản vay 20,8 tỷ đồng tại Ngân hàng Quân đội. 

Vốn chủ sở hữu tính là 163,4 tỷ đồng, không có nhiều thay đổi so với đầu năm. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của GAB đến cuối quý II/2022 là 0,12 lần.

Theo cơ quan điều tra, thời gian cổ phiếu GAB bị thao túng là từ ngày 19/12/2019 đến ngày 27/11/2020. Đặc biệt, trong vòng 2 tháng kể từ ngày 19/12/2019, cổ phiếu GAB liên tục tăng kịch trần, thị giá đã tăng 10 lần từ mức 10.000 đồng/cổ phiếu, lên tới gần 100.000 đồng/cổ phiếu. Sau vụ việc của ông Trịnh Văn Quyết, cổ phiếu của GAB “đứng im” ở mức 196.400 đồng/ cổ phiếu và con số này đã kéo dài suốt 5 tháng.