Tối 26/11, người yêu thiên văn có thể thấy `cặp đôi` Mặt Trăng - sao Hỏa đứng kề nhau giữa bầu trời

15:06 | 24/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Vào tối ngày 26/11, người yêu thiên văn học Việt Nam có cơ hội nhìn thấy sao Hỏa trên bầu trời. Khi đó, Mặt Trăng và sao Hỏa sẽ xích lại gần nhau.
Trang In-The-Sky.org đưa tin, người yêu thiên văn Việt Nam có thể nhìn thấy "cặp đôi" Mặt Trăng - sao Hỏa thông qua ống nhòm trong điều kiện thời tiết thích hợp.  Đây là cơ hội tuyệt vời để những người đam mê nghiên cứu sao Hỏa có thể nhìn thấy nó. 
 
Người yêu thiên văn có thể nhìn thấy "cặp đôi" Mặt Trăng - sao Hỏa kề nhau sau hoàng hôn, khoảng từ 17h30 ở chân trời phía đông. Thời gian Mặt Trăng - sao Hỏa đứng kề nhau kéo dài đến 2h sáng hôm sau (27/11) ở chân trời phía Tây. Vào khoảng 20h30, "cặp đôi" này này nằm ở "đỉnh trời".
 
Vào những ngày trước và sau thời điểm "vàng" trên thì người yêu thiên văn vẫn có thể nhìn thấy sao Hỏa nhưng nó nằm cách khá xa Mặt Trăng
 
Trước đó vào đầu tháng 10 cũng từng ghi nhận sao Hỏa đạt khoảng cách gần nhất so với Trái đất cũng như so với Mặt trời. Khi đó sao Hỏa sáng hơn, có màu đo đỏ. Độ sáng đó duy trì đến thời điểm sao Hỏa và Mặt Trăng đứng gần nhau. 
 
Mặt Trăng và sao Hỏa sắp đứng kề nhau trên bầu trời
Mặt Trăng và sao Hỏa sẽ đứng gần nhau vào tối ngày 26/11
 
Được biết, phải mất khoảng 15 năm nữa thì sao Hỏa mới tiến gần đến Trái Đất thêm lần nữa (tháng 9/2035). Song hành tinh này sẽ có những dịp tiếp cận ở khoảng cách đáng kể sau mỗi 26 tháng, tương đương khoảng hơn 2 năm.
 
Trước đó, theo dữ liệu của NASA, vào trung tuần tháng 9, sao Thiên Vương ở khoảng cách khá gần Trái Đất trên quỹ đạo của nó:  2.851 triệu km. Đang nói, thời điểm đó xảy khi bầu trời không có ánh trăng, vì thế các hành tinh và vì sao khác có cơ hội sáng rõ ràng hơn và mắt thường dễ quan sát hơn. 
 
Thay vì chỉ có 5 hành tinh nhìn thấy được bằng mắt thường như sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ thì thời điểm trên, người yêu thiên văn học có thể nhìn thấy hành tinh thứ 6 trong hệ mặt trời. Như vậy, trong 7 hành tinh còn lại của hệ mặt trời (ngoài Trái Đất), chỉ có sao Hải Vương là vẫn còn nằm trong vùng tối. 
 
Được biết, dưới ống kính của NASA, sao Thiên Vương có màu xanh lơ huyền ảo. Nếu nhìn thẳng bằng mắt thường, nó chỉ là một đốm sáng trắng nhỏ. Nếu dùng ống nhòm loại tốt, có thể thấy nó như một hình tròn nhỏ màu xanh lam hoặc xanh lá. 
 
Sao Thiên Vương có đường kính khoảng 50.724 km, là hành tinh lớn thứ 3 của Hệ Mặt Trời và là nơi có bầu khí quyển lạnh nhất (âm 224 độ C). Một năm ở đó dài bằng 84,4 năm Trái Đất và có tổng cộng 27 mặt trăng đã được xác định.
 
Thước phim 4K đầu tiên về bề mặt sao Hỏa
 
 
Hương Quỳnh