Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng: `Thuyền trưởng` đầy bản lĩnh của ngành dầu khí Việt Nam

07:30 | 02/04/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Trên hành trình của "con tàu" mang tên PVN Việt Nam trở thành tập đoàn hàng đầu Việt Nam, Lê Mạnh Hùng được đánh giá là một "thuyền trưởng" có tầm nhìn, có bản lĩnh và dám đương đầu với khó khăn.

Ông Lê Mạnh Hùng là ai?

Ông Lê Mạnh Hùng sinh ngày 24/10/1973 ở Hiệp Cường Kim Động, Hưng Yên, ông tốt nghiệp đại học Bách khoa chuyên ngành Kỹ Sư Công Nghệ Tổng hợp Hóa Dầu Và Hữu Cơ. Năm 2003 ông tốt nghiệp Thạc Sỹ chuyên nghành Kỹ Sư Công Nghệ Tổng hợp Hóa Dầu Và Hữu Cơ. Đến năm 2008 ông lấy bằng tiến sỹ chuyên ngành Kỹ Sư Công Nghệ Tổng hợp Hóa Dầu Và Hữu Cơ. Trong sự nghiệp của mình Ông Hùng được đánh giá là vị lãnh đạo có bề dày kinh nghiệm trong ngành dầu khí.

Năm 2000, ông Hùng làm kỹ sư tại công ty liên doanh Nhà máy lọc dầu Việt Nga. Năm 2000-2005 ông là kỹ sư công nghệ, khối kỹ thuật, trực thuộc Tổng công ty Dung Dịch khoan và hóa phẩm dầu khí (DMC).

Năm 2005 -2006 ông Hùng tiếp tục đảm nhận vị trí cán bộ chế biến Dầu Khí của Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam. Đến năm 2006 ông được điều động sang Văn Phòng Chính phủ và làm cán bộ Vụ Dầu Khí.

Đến năm 2009, ông được bầu làm Phó tổng giám đốc Công ty Liên doanh hóa dầu Long Sơn, trưởng Ban Quản lý dự án Cụm khí điện đạm Cà Mau. Năm 2011, ông được bầu làm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC).

Chân dung Tổng giám đốc ngành dầu khí PVN Lê Mạnh Hùng

Ông Lê Mạnh Hùng nhận quyết định giữ chức Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.  

Từ năm 2011-2013, ông Hùng giữ các chức vụ Trưởng ban quản lý dự án đến Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC). Ông là người có vai trò quan trọng trong việc điều hành, quản lý công tác xây dựng, sản xuất của Nhà máy Đạm Cà Mau.

Từ năm 2013, ông Hùng được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam PVN, phụ trách mảng: Công Nghiệp Lọc hóa dầu, công nghiệp khí, các dự án Điện Khí, công tác an toàn- sức khỏe- môi trường, công tác quản lý chất lượng và công nghệ thông tin của tập đoàn.

Ông Lê Mạnh Hùng được đánh giá là lãnh đạo có tầm nhìn, chiến lược và đầy bản lĩnh, giám chịu trách nhiệm của người đứng đầu( từ khả năng tổng hợp, cập nhật tình hình, đánh giá và đưa ra quyết định)

Khi làm trưởng ban khí- điện- đạm Cà Mau, ông đã rất quyết liệt, phối hợp nhịp nhàng với lãnh đạo địa phương giải quyết các phương án đền bù thảo đáng cho người dân, xử lý các nhà thầu xây lắp làm dối, thiết bị, công nghệ kém chất lượng, đưa cụm dự án vào hoạt động đúng tiến độ.

Cuối năm 2018, khi đang phụ trách dự án Xơ sợi Đình Vũ, ông cũng đã xử lý rất nhanh các vướng mắc về kỹ thuật, cũng như tài chính để nhà máy đi vào hoạt động ổn định, làm lợi cho PVN hàng ngàn tỷ đồng.

Để trở thành một tập đoàn lớn mạnh hàng đầu Việt Nam, PVN cần một CEO có bản lĩnh và kinh nghiệm về quản trị, điều hành để hướng đến mô hình chuyên nghiệp tương tự các tập đoàn dầu khí lớn ở khu vực như: Petronas (Malaysia), hay PTTEP (Thái Lan). Tại thời điểm hiện tại, CEO bản lĩnh đó không ai khác chính là Tổng giám đốc Lê Mạnh Hùng. Với tầm nhìn, viễn kiến và kinh nghiệm điều hành, ông Lê Mạnh Hùng xứng đáng được kỳ vọng sẽ là hạt nhân tập hợp sự đoàn kết trong ban lãnh đạo Tập đoàn để hướng tới chu kỳ phát triển mới của ngành Dầu khí Việt Nam.

Lê Mạnh Hùng - Vị thuyền trưởng đưa con thuyền PVN vào "kỷ nguyên phát triển" mới của ngành dầu khí

Được bổ nhiệm trong giao đoạn tháng 6/2019, nhận thức được những khí khăn và thách thức của tập đoàn. Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng luôn tâm niệm rằng sẽ cố gắng hết mình vì sự phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Về kết quả kinh doanh năm 2019, theo số liệu thì doanh thu tập đoàn đạt 736.200 tỷ đồng, vượt kế hoạch và tăng 17% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 43.800 tỷ đồng vượt 40% kế hoạch đề ra và giảm 23% sơ với cùng kỳ năm 2018.

Về kết quả kinh doanh năm 2020 sản lượng khai thác dầu của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đạt 11,47 triệu tấn (vượt 8% kế hoạch năm), sản xuất đạm đạt 1,80 triệu tấn (vượt 15% kế hoạch), sản xuất xăng dầu toàn Tập đoàn đạt 11,88 triệu tấn và hoàn thành kế hoạch năm. Năm 2020, tổng doanh thu toàn Tập đoàn ước tính đạt 564 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước đạt 82 nghìn tỷ đồng.

Chân dung Tổng giám đốc PNV Lê Mạnh Hùng

Bước sang năm 2021 với nhiều dự báo khó khăn, để vượt qua những khó khăn đó, PVN sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm, tập trung mọi trí tuệ và nguồn lực, tiếp tục kiên định với phương châm chỉ đạo “Quản trị biến động, Tối ưu giá trị, Đẩy mạnh tiêu thụ, Nỗ lực vượt khó, Nắm bắt cơ hội, An toàn về đích”, phấn đấu thực hiện tốt những nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch năm 2021 được Chính phủ, Ủy ban giao.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và sự suy giảm giá dầu, việc giao kế hoạch chỉ tiêu nhiệm vụ cho Tập đoàn đã bị hoãn lại. Ông Đinh Thế Phúc cho biết trên cơ sở báo cáo của Tập đoàn và trao đổi với Bộ Tài chính, Vụ Năng lượng sẽ trình lãnh đạo Ủy ban xem xét thông qua các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh giao cho PVN thực hiện trong năm 2021, với sự điều chỉnh phù hợp với kịch bản giá dầu mới.

 

Xem thêm: Lợi nhuận dự kiến của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam năm 2020 đạt trên 10 nghìn tỷ đồng

 

Nguyễn Dung


ĐỌC NHIỀU