Tổng thứ ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: Ô nhiễm không khí tại Hà Nội, TP HCM diễn biến phức tạp

14:43 | 06/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Sáng 6/11 Quốc hội bước vào phiên chất vấn đầu tiên trong 3 ngày làm việc về nội dung này. Vấn đề về chất lượng môi trường được các đại biểu quan tâm.
Sáng nay, Quốc hội bước vào phiên chất vấn đầu tiên trong 3 ngày làm việc về nội dung này. Phó thủ tướng Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí sẽ trình bày báo cáo thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV, một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII. Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.
 

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội, TP HCM diễn biến phức tạp

 

Trong báo cáo thẩm tra, về lĩnh vực môi trường, Tổng thứ ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội, TP HCM diễn biến phức tạp, có thời điểm vượt ngưỡng an toàn. Hệ thống quan trắc, hệ thống thông tin và xử lý số liệu, phân tích dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, lũ quét, sạt lở đất, mưa đá, nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu còn hạn chế.
 
Tổng thứ ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: Ô nhiễm không khí tại Hà Nội, TP HCM diễn biến phức tạp - ảnh 1
 Tổng thứ ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc
 

Đánh giá nhiều giải pháp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm môi trường đã được thực hiện; thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai được đơn giản hóa; khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai đã giảm...,

Tuy nhiên, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội cho rằng, việc thực hiện quy định về môi trường tại các cụm công nghiệp, làng nghề còn chưa nghiêm, nhất là việc xử lý nước thải còn hạn chế; tình trạng ô nhiễm môi trường tại lưu vực sông, các hồ, ao, kênh mương trong đô thị, khu vực khai thác khoáng sản chậm được xử lý.

Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực thi các chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, khoáng sản, bảo vệ môi trường. Xử lý tốt sự cố môi trường tại các tỉnh miền Trung; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và triển khai quyết liệt nhiều giải pháp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm môi trường.
 
Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các đô thị, các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, nhất là tại các lưu vực sông, kênh, mương còn chậm được xử lý và chưa nghiêm. ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh còn diễn biến phức tạp. Công tác quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản, đất đai ở một số nơi hiệu quả chưa cao; vẫn còn tình trạng khai thác trái phép cát, sỏi lòng sông.

Báo cáo nêu rõ, việc cơ cấu lại các ngành kinh tế có chuyển biến tích cực, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, ứng dụng công nghệ cao tăng, giúp môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp thành lập mới tăng về số lượng và chất lượng; năng suất lao động tăng đều qua các năm.

Nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn được ban hành; nhiều điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính được cắt giảm, đơn giản hóa...

Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa hoàn thiện và hoạt động của doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm; hiệu quả đầu tư công chưa đáp ứng yêu cầu, còn xảy ra sai phạm. Việc tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi còn hạn chế.

Tiến độ giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2019 đạt thấp. Tiến độ triển khai các dự án quan trọng quốc gia chậm so với yêu cầu. Kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là động lực quan trọng của nền kinh tế. Năng suất lao động còn thấp.

Cũng theo Báo cáo trên, cơ cấu thu, chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ bội chi giảm dần qua các năm, hệ thống chính sách thuế được hoàn thiện, cơ bản bao quát các nguồn thu cần điều tiết trong nền kinh tế; ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có chuyển biến tích cực.

Song, còn tình trạng chậm ban hành văn bản hướng dẫn luật, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn chưa đạt kế hoạch đề ra. Chất lượng, năng lực triển khai một số dự án không đáp ứng yêu cầu giải ngân theo các hiệp định đã ký kết; một số dự án sử dụng vốn vay còn lãng phí, chưa hiệu quả.

Một số chính sách về cơ cấu lại nông nghiệp, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp được ban hành đúng thời hạn; thị trường trong nước được chú trọng, việc hỗ trợ chống dịch bệnh được quan tâm. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới vượt mục tiêu đề ra, cơ sở hạ tầng nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống người dân nông thôn có nhiều cải thiện, tình trạng di cư tự do đã giảm mạnh. Tuy nhiên, việc hoàn thành bộ tiêu chí giám sát, đánh giá thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp chậm hơn so với yêu cầu, kết quả tăng trưởng ngành vẫn thấp so với chỉ tiêu Quốc hội giao.

Việc bảo đảm tín dụng đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế; kết quả xây dựng nông thôn mới giữa các vùng, miền còn chênh lệch; đời sống của một bộ phận người dân di cư tự do còn gặp nhiều khó khăn; việc phục hồi sản xuất chưa bền vững; tình trạng lấn chiếm đất rừng, khai thác rừng trái phép vẫn diễn biến phức tạp.

Báo cáo cho thấy, hệ thống pháp luật về giao thông tiếp tục được hoàn thiện, cơ cấu thị phần vận tải được chuyển dịch tích cực. Các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông được tập trung xử lý. Công tác thanh tra, kiểm soát phương tiện giao thông, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép và chấp hành pháp luật giao thông được tăng cường; tình hình tai nạn giao thông trên phạm vi toàn quốc đã giảm trên cả 3 tiêu chí qua từng năm.

Tuy nhiên, theo Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, nhiều công trình trọng điểm giao thông chưa đáp ứng tiến độ yêu cầu. Việc triển khai dự án sân bay Long Thành, cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giải ngân gói 7.000 tỷ đồng để thực hiện các dự án đường sắt quan trọng triển khai chậm. Công tác triển khai thu phí tự động không dừng chậm 2 năm so với yêu cầu.

Một số địa phương chưa hoàn thành mục tiêu kéo giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí. Tình hình trật tự an toàn giao thông còn diễn biến phức tạp, việc đầu tư, xây dựng, phát triển vận tải công cộng còn chậm; tình hình chống người thi hành công vụ còn diễn biến phức tạp; việc xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông thông qua hệ thống camera chưa được đẩy mạnh.

 

Tại sao vi phạm về môi trường nhiều nhưng chưa xử lý hình sự?

 

Đại biểu Nguyễn Văn Hiển nêu chất vấn về việc vì sao phát hiện nhiều vi phạm về môi trường, song đến nay chưa truy cứu trách nhiệm hình sự trường hợp nào, kể cả những vụ vi phạm nghiêm trọng.

Trả lời vấn đề này, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Lê Minh Trí cho biết, câu hỏi này làm cho những người làm luật và cơ quan thực thi pháp luật phải suy nghĩ: 

Thứ nhất: không phải hành vi vi phạm nào cũng bị xử lý hình sự tùy theo mức độ định lượng gây ra ô nhiễm môi trường nào thì chúng ta mới xử lý hính sự 

Thứ Hai: có những hành vi đã bị xử lý hành chính và tái phạm mới bị xử lý hình sự

Thứ ba: Cũng có trường hợp sai phạm cá nhân núp bóng pháp nhân vi phạm. Ví như giám đốc công ty chỉ đạo xả thải gây ô nhiễm, khởi tố điều tra giám đốc rồi nhưng công ty này có xử lý tiếp không? Căn cứ truy tố còn là vấn đề. Nếu không xử lý có vẻ là không xử lý vi phạm pháp nhân nhưng căn cứ cụ thể nào để chúng ta truy tố pháp nhân này. Đây là vấn đề mới, nên chúng ta phải suy nghĩ về tính khả thi về điều luật của mình 

Tổng thứ ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: Ô nhiễm không khí tại Hà Nội, TP HCM diễn biến phức tạp - ảnh 2

"Cần có hướng dẫn của các cấp, nghị quyết đến thông tư liên tịch quy định rõ tình tiết cụ thể để cơ quan thực thi. Hiện nay cán bộ thực thi có lúng túng. Sợ nếu làm tốt nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể sẽ oan", ông nói và đề nghị cơ quan chức năng cần nghiên cứu, xác định nguyên nhân để khắc phục, trong đó có cả hướng dẫn và thực thi pháp luật.

Xem Thêm: Bộ Tài chính dự toán chi ngân sách 5 năm tới lên đến 9,7 triệu tỷ đồng

Nguyễn Dung(t/h)