Top 10 địa phương dẫn đầu về tăng trưởng sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm

Tố Uyên 17:01 | 29/06/2022 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Do hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp được duy trì và phục hồi trong quá trình thích ứng và mở cửa sau dịch bệnh, trong quý II/2022, chỉ số sản xuất công nghiệp ghi nhận tốc độ tăng ước đạt 9,87% so với cùng kỳ năm trước, vượt mức tăng 8,28% của năm 2019, thời điểm trước khi diễn ra đại dịch.

 

Cụ thể, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 ước tính tăng 8,48% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 6,97%, quý II tăng 9,87%).

Trong đó, mức tăng cao nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, tăng 9,66%, (quý I tăng 7,72%; quý II tăng 11,45%), đóng góp 2,58 điểm phần trăm vào tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,1%, đóng góp 0,24 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,51%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 2,28%, đóng góp 0,08 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II ghi nhận mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành sản xuất phục trang tiếp tục trưởng mạnh nhất trong các ngành công nghiệp với mức tăng 23,3%. Ngành này bắt đầu có sự tăng trưởng mạnh mẽ từ tháng 3 tới nay và luôn nằm trong nhóm ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh nhất. Ngược lại, ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tiếp tục ghi nhận tháng thứ 4 liên tiếp nằm trong nhóm ngành có mức giảm mạnh với mức giảm 8,5%. 

 

  Nguồn: Doanh nhân Việt Nam, Tổng cục Thống kê 

Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 61 địa phương và giảm ở 2 địa phương trên cả nước.

Trong đó, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Bắc Giang là địa phương đứng đầu về mức tăng chỉ số IIP (tăng 45,9%) trong 6 tháng đầu năm 2022. Tiếp theo là Lai Châu (tăng 45,4%), Quảng Nam (tăng 25%), Hà Giang (tăng 23,9%) và Bình Phước (tăng 22,1%). Các tỉnh Sơn La, Đắk Lắk, Kon Tum, Bắc Ninh, Bạc Liêu Hóa cũng nằm trong top 10 tỉnh có IIP tăng với tốc độ cao nhất trong 6 tháng đầu năm với mức tăng hai con số.

Ngược lại, trong số các địa phương có tốc độ tăng IIP thấp nhất 6 tháng đầu năm, Trà Vinh tiếp tục nằm cuối bảng xếp hạng với mức giảm 25,7%. Đứng thứ hai từ dưới lên là Hà Tĩnh với mức giảm 7,3%, dù con số này đã cải thiện nhẹ so với mức giảm 7,5% hồi tháng 5. Nguyên nhân chủ yếu do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại hai tỉnh này vẫn chưa hồi phục như thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh.  

  Nguồn: Doanh nhân Việt Nam, Tổng cục Thống kê 

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực 6 tháng đầu năm 2022 tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam đều có mức tăng trưởng tốt với mức tăng 22,2% của linh kiện điện thoại, mức tăng 13,6% của sản phẩm phân urê và của thủy hải sản chế biến với mức tăng 12,2%. 

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6/2022 giảm 1% so với tháng trước và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn mức tăng 9,2% của năm trước.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/6 tăng 6,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 14,1% so với cùng thời điểm năm trước. Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 6 tháng đầu năm 2022 là 78%, trong khi cùng kỳ năm trước con số này là 92%. 

  Nguồn: Doanh nhân Việt Nam, Tổng cục Thống kê 

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/6/2022 tăng 1,3% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 5,8% so với cùng thời điểm năm trước. Đặc biệt, lượng lao động tăng nhanh ở ngành chế biến chế tạo.

  Nguồn: Doanh nhân Việt Nam, Tổng cục Thống kê 

  Nguồn: Doanh nhân Việt Nam, Tổng cục Thống kê 

 

   Nguồn: Doanh nhân Việt Nam, Tổng cục Thống kê 

 

 

   Nguồn: Doanh nhân Việt Nam, Tổng cục Thống kê