TP.HCM sáp nhập nhiều phường thành một: Người dân mong chờ điều gì?

19:30 | 22/09/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Đồng tình với chính sách tinh giản biên chế của chính quyền nhưng nhiều người dân vẫn chất chứa nhiều suy tư trong quá trình lấy ý kiến kế hoạch sáp nhập hành chính TP.HCM.

Vẫn còn đó những băn khoăn

 

Những ngày qua, người dân các quận 2, 3, 4, 5, 9, 10, Thủ Đức, Phú Đức đang bày tỏ sự quan tâm với hoạt động lấy ý kiến cộng đồng của TP.HCM cho kế hoạch sáp nhập phường, quận.
 
Phần lớn nhân dân đều đồng tình với chủ trương này của thành phố. Tuy nhiên, không tránh được còn đó những suy nghĩ, lo toàn về tương lai trước mắt.
 
Băn khoăn đầu tiên liên quan tới các cuộc sống địa phương “hậu sáp nhập”. Sáp nhập các địa bàn đồng nghĩa với việc phải thay đổi rất nhiều từ thủ tục hành chính cho tới sinh hoạt hằng ngày. Người dân chắc chắn sẽ mất một khoảng thời gian để hoàn thành việc thay đổi giấy tờ và sắp xếp cuộc sống.
 
sap nhap hanh chinh tp.hcm
Người dân làm thủ tục giấy tờ tại quận 4. Ảnh: Internet
 
Việc sáp nhập, thay đổi tên gọi của các địa danh cũng khiến nhiều người dân băn khoăn. Bởi nhiều địa phương đã có tên gọi tồn tại trong nhiều năm với ý nghĩa gắn liền cư dân địa phương. Một vài tên gọi lại trùng với tên của địa bàn khu vực khác, dễ dẫn tới việc nhầm lẫn cho cư dân thành phố.
 
Bên cạnh đó, việc tinh giản bộ máy cũng làm nảy sinh công hỏi về năng lực quản lý địa phương. Nhiều khu vực được sáp nhập vốn là nơi tập hợp nhiều hàng quán, công ty với số lượng người sinh sống và làm việc rất cao. Nếu quản lý không tốt có thể làm ảnh hưởng tới tình hình xã hội của các địa phương này.
 
Để giúp người dân có thể hiểu được quá trình, mục đích của việc sáp nhập, nhiều người dân cũng kiến nghị chính quyền các cấp cần đẩy mạnh việc tuyên truyền. Nếu không có thông tin rõ ràng, người dân có thể dễ dàng bỏ qua cái lợi mà tập trung vào cái hại bởi những thay đổi trong quá trình thực hiện.
 

Chính quyền cam kết hỗ trợ tối đa

 

Trước những tâm tư và nguyện vọng của người dân, hầu hết lãnh đạo các phường, quận đều cam kết với Tuổi Trẻ sẽ đề xuất hướng giải quyết thuận lợi nhất về mặt giấy tờ, thủ tục cho người dân. Trước mắt, sau khi sáp nhập sẽ đề xuất thành lập các tổ tư vấn, hỗ trợ người dân làm nhanh các thủ tục thay đổi, cập nhật thông tin trên giấy tờ nhà đất, hồ sơ ngân hàng, chứng minh nhân dân, hộ khẩu...
 
Chiều 21-9, Văn phòng UBND TP.HCM cho biết Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã có chỉ đạo khẩn về quy trình lấy ý kiến người dân. Theo đó, UBND các phường nơi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính phải niêm yết danh sách cử tri theo từng khu phố. Ngay sau khi niêm yết danh sách cử tri, các phường phải tổ chức các hội nghị, cuộc họp tại khu phố, tổ dân phố để thông tin về mục đích, yêu cầu của việc lấy ý kiến.
 
sap nhap hanh chinh tp.hcm
Chính quyền các cấp tại TP.HCM cam kết sẽ hỗ trợ tối đa người dân. Ảnh: Internet
 
Để việc lấy ý kiến cử tri đạt yêu cầu, nhất là phải có chữ ký của thành viên hộ gia đình, UBND TP.HCM yêu cầu các phường phải thành lập các tổ lấy ý kiến cử tri. Chú ý hướng dẫn kỹ nội dung lấy ý kiến, gắn với tuyên truyền vận động để tạo sự đồng thuận cũng như nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân. 
 
Tổ lấy ý kiến cử tri sẽ gồm có tổ trưởng là bí thư chi bộ hoặc trưởng khu phố. Các thành viên trong tổ là đại diện các tổ chức chính trị xã hội và người dân có uy tín ở địa bàn.
 
Dự kiến sẽ tổ chức lấy ý kiến cử tri vào ngày 3-10, bắt đầu từ 7h sáng, kết thúc vào 19h cùng ngày.
 

Kế hoạch sáp nhập của TP.HCM

 

Theo phương án mới nhất được lãnh đạo Sở Nội vụ TP.HCM báo cáo với bộ ngành trung ương, sẽ có 3 quận và 19 phường tại TP.HCM thuộc diện sáp nhập. Cụ thể:
 
Sắp xếp nguyên trạng diện tích tự nhiên và dân số của quận 2, 9 và Thủ Đức thành TP Thủ Đức.
 
Quận 2: nhập phường An Khánh và Thủ Thiêm thành phường Thủ Thiêm; nhập phường Bình Khánh và phường Bình An thành phường An Khánh.
 
Quận 3: nhập phường 6, 7, 8 thành phường Võ Thị Sáu.
 
Quận 4: nhập phường 2 và phường 5 thành phường 2; nhập phường 12 và 13 thành phường 13.
 
Quận 5: nhập phường 12 và phường 15 thành phường 12.
 
Quận 10: nhập phường 2 và phường 3 thành phường 2.
 
Quận Phú Nhuận: nhập phường 11 và phường 12 thành phường 11; nhập phường 13 và phường 14 thành phường 13.
 
Anh Quân