TPHCM cần khoảng 8 tỷ USD và 6-9 tháng để phục hồi kinh tế
Tại Hội nghị trực tuyến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và đầu tư công năm 2022 vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL do Bộ KH&ĐT tổ chức chiều 15/9, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan cho biết, dịch bệnh đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội.
Các chỉ số đều giảm sâu vì dịch
Trong 8 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của TPHCM giảm 10,57%. Doanh thu ngành du lịch giảm 21,4%. Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 6,6%. Tổng vốn thu hút đầu tư nước ngoài giảm 43,6%. Gần 3.000 doanh nghiệp giải thể, hơn 12.000 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, tăng 18% so với cùng kỳ.
Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2021 trên địa bàn TPHCM ước giảm 2,8% so với cùng kỳ và không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (kế hoạch năm 2021 là 6%). Tính đến hết ngày 10/9, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 31% tổng kế hoạch được giao, chưa đạt yêu cầu so với kỳ vọng là đến hết 30/9 sẽ giải ngân được 60% kế hoạch.
Phương châm của thành phố trong việc mở cửa là không quá chậm so với yêu cầu của thực tiễn đặt ra khi có cơ hội, nhưng cũng không chủ quan, nôn nóng.
Đánh giá về kết quả thực hiện Nghị quyết 86 của Chính phủ và các công điện của Thủ tướng Chính phủ cũng như các chỉ đạo về tăng cường các biên pháp giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố, đồng chí Nguyễn Văn Nên cho biết: Trong hơn một tháng qua, đặc biệt là 3 tuần tăng cường thực hiện biện pháp giãn cách triệt để từ 23/8, toàn hệ thống chính trị cùng với nhân dân thành phố đã chấp hành và thực hiện nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt, Thủ tướng Chính phủ, của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
Về các biện pháp phòng, chống và kiểm soát dịch COVID-19, người đứng đầu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Thành ủy đánh giá cao nỗ lực rất lớn của hệ thông chính trị, đặc biệt sự ủng hộ của người dân trong công tác bảo vệ, mở rộng vùng xanh, thu hẹp vùng đỏ. Đến nay đã đạt được kết quả có ý nghĩa hết sức quan trọng, đã có 3 quận, huyện cơ bản kiểm soát được dịch bệnh là: Huyện Củ Chi, Cần Giờ và Quận 7.
Nhiều huyện đang đến ngưỡng hiểm soát được dịch bệnh, thành phố có trên 60% khu dân cư, tổ dân phố đã trở thành vùng an toàn, vùng xanh, cận xanh. Tuy nhiên, theo đồng chí Nguyễn Văn Nên, trên phạm vi toàn thành phố thì chưa đạt, cần thêm một thời gian nữa. Theo hướng dẫn của Bô Y tế, lãnh đạo thành phố cũng đã báo cáo, xin ý kiến và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho thành phố tiếp tục giãn cách đến hết tháng 9/2021.
Chia sẻ về việc từng bước mở cửa nền kinh tế, đồng chí Nguyễn Văn Nên khẳng định, đây không chỉ là trách nhiệm của thành phố đối với khu vực, cả nước mà còn đóng góp vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, phương châm của thành phố trong việc mở cửa là không quá chậm so với yêu cầu của thực tiễn đặt ra khi có cơ hội, nhưng cũng không chủ quan, nôn nóng, mà phải thực hiện từng bước, thận trọng, chắc chắn; không mở cửa nếu không tuyệt đối an toàn. "An toàn thì mới sản xuất, sản xuất thì phải tuyệt đối an toàn".
Đề cập về nhiệm vụ trọng tâm của thành phố thời gian tới, đồng chí Nguyễn Văn Nên cho rằng, trước hết, Thành ủy giao Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt tiếp tục các nhiệm vụ, thực hiện kiểm soát dịch bệnh sớm nhất có thể theo quy định; giao Ban cán sự đảng UBND thành phố tiếp thu hoàn chỉnh các kế hoạch, chiến lược để chuẩn bị triển khai trong thời gian tới.
Các quận, huyện tiếp tục rà soát lại toàn bộ những nhiệm vụ được giao trên địa bàn bản đồ vaccine, bản đồ an sinh, căn cứ vào tình hình dịch bệnh để xác định các giải pháp trọng tâm, trọng điểm cho những ngày sau ngày 15/9. "Các xã, phường, thị trấn phát huy mạnh mẽ là các "pháo đài" tiếp tục kiện toàn, củng cố lực lượng nắm chắc tình hình dân cư, đẩy mạnh công tác truyền thông yêu cầu người dân nêu cao cảnh giác phòng, chống dịch mọi lúc, mọi nơi, không lơ là, mất cảnh giác, chủ quan và chuẩn bị tâm thế thay đổi thói quen lối sống thích nghi với tình hình mới", đồng chí Nguyễn Văn Nên yêu cầu. Thống nhất lộ trình 3 giai đoạn về phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế trên địa bàn thành phố từ sau 15/9, gồm: Giai đoạn từ 1/10 -31/10, giai đoạn từ 1/11-15/1/2022 và giai đoạn sau 15/1/2022.
Đồng chí Nguyễn Văn Nên đề nghị Ban Cán sự đảng UBND thành phố và UBND thành phố sớm tiếp thu, hoàn thiện và ban hành các kế hoạch, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh tế, thu hút các nguồn lực để phát triển kinh tế -xã hội, nhất là hệ thống y yế.
Đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã báo cáo kết quả nổi bật về công tác phòng,chống dịch COVID-19 và trình bày tờ trình của Ban Cán sự đảng UBND Thành phố Hồ Chí Minh về kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế trên địa bàn thành phố từ sau ngày 15/9.
Theo đó, các kế hoạch được xây dựng trên 11 lĩnh lực gồm: công tác y tế và giãn cách xã hội; công tác phục hồi kinh tế; công tác an sinh xã hội; công tác đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa; đảm bảo các vấn đề xã hội cho người dân; huy động các nguồn lực; ứng dụng khoa học, công nghệ; giáo dục và đào tạo; chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người dân; công tác thông tin truyền thông và công tác đối ngoại và đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội
5 kiến nghị để TPHCM hồi phục kinh tế
Đó là 1 trong 5 kiến nghị từ nghiên cứu “Kiến tạo động lực phục hồi kinh tế TP.HCM giai đoạn COVID-19 lần thứ 4” do Trường ĐH Kinh tế - Luật và Viện nghiên cứu Phát triển công nghệ ngân hàng ĐHQG-HCM công bố.
Nhóm nghiên cứu cho biết, theo công bố của Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM, khi đợt dịch COVID-19 lần IV xảy ra trên diện rộng, phần lớn doanh nghiệp và lao động tại TP.HCM phải ngừng hoạt động. Chỉ 715/1.527 doanh nghiệp ở khu công nghệ cao, khu công nghệ, khu chiết xuất duy trì ở các mức độ hoạt động khác nhau với khoảng 65.000/345.000 lao động.
“Ngay cả khi kiểm soát được dịch bệnh từ 15/9, TP.HCM vẫn phải đối mặt với các bất lợi tiếp tục lan rộng, làm suy kiệt trầm trọng năng lực tài chính của thành phố. Nếu TP.HCM chậm hồi phục kinh tế, tăng trưởng của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ giảm mạnh, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thu ngân sách quốc gia bị ảnh hưởng tiêu cực” - Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh.
Nhóm nghiên cứu cũng lưu ý, chiến lược phục hồi kinh tế TP.HCM không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế thuần tuý mà đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ với các chính sách về an sinh xã hội, y tế (phòng chống dịch, tiêm vaccine, chăm sóc sức khoẻ, điều trị nhiễm COVID...) cũng như chú trọng việc hàn gắn liên kết vùng đã bị đứt gãy trong thời giãn cách.
Nhóm nghiên cứu đã nêu 5 kiến nghị đối với Chính phủ để giúp TP.HCM phục hồi sau đợt dịch COVID-19 thứ IV này.
Trước nhất, Chính phủ cần thành lập Tổ công tác đặc biệt về phục hồi kinh tế TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để giữ vai trò chủ trì, điều phối hiệu quả tất cả các lĩnh vực và địa bàn.
Tiếp đến, ngân sách trung ương bổ sung cho TP.HCM tối thiểu 13.200 tỷ cho gói hỗ trợ an sinh 50.000 đồng/người/ngày trong 56 ngày từ 23/8 đến 15/10. Đồng thời, Bộ Tài Chính phát hành trái phiếu Chính phủ (ghi nợ ngân sách trung ương) để phân bổ nguồn vốn này cho TP.HCM kịp thời giải ngân các dự án đầu tư công đã phê duyệt nhưng bị tắt nghẽn do thiếu vốn. TP.HCM thanh toán chi phí lãi vay theo lãi suất trái phiếu Chính phủ tương ứng với phần vốn sử dụng.
Với mặt bằng lãi suất trái phiếu chính phủ hiện đang khá thấp và hiệu quả của tác động kích thích từ đầu tư công, TP.HCM đủ khả năng trả lãi vay.
Đặc biệt, từ năm ngân sách 2022, kiến nghị trung ương chấp thuận cho phép TP.HCM tăng tỷ lệ điều tiết từ 18% lên 23% nhằm giúp TP.HCM có nguồn lực tạo động lực phục hồi kinh tế đạt hiệu quả, tạo động lực hồi phục và phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Kiến nghị Chính phủ nâng trần nợ công của TP.HCM và tạo điều kiện thuận lợi cho phép TP.HCM phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để tài trợ cho các dự án đầu tư vào: hạ tầng y tế; hạ tầng giao thông đặc biệt là giao thông kết nối giữa TP.HCM với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; và hạ tầng kinh tế số và chuyển đổi số.
Ông Hoan dẫn một nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế - Luật TP Hồ Chí Minh cho biết để phục hồi kinh tế TP cần khoảng 8 tỷ USD và cần đến 6-9 tháng để phục hồi kinh tế.
Đầu tư 3 dự án trọng điểm cấp bách của TPHCM sau dịch
UBND TPHCM cho biết do nguyên nhân khách quan và chủ quan, đặc biệt là hạn chế về nguồn vốn và các quy định quản lý xây dựng, đất đai đã làm ảnh hưởng đến việc đầu tư cho hoạt động nạo vét kênh rạch, chỉnh trang đô thị, giảm ô nhiễm môi trường kết hợp phát triển hạ tầng giao thông.
TPHCM đã và đang ưu tiên dùng vốn ngân sách TP để đảm bảo kinh phí cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 nên nguồn vốn phân bổ cho các dự án đầu tư công rất khó khăn.
"TPHCM rất cần Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan tâm hỗ trợ, đề xuất kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận bổ sung vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho TP".
Theo UBND TP HCM, địa phương đã rà soát, cân nhắc tính cấp thiết của các dự án để đầu tư và xác định 3 dự án trọng điểm cấp bách trong lĩnh vực giao thông, hạ tầng đô thị cần ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021-2025.
Một là dự án xây dựng đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài (trên địa bàn TP HCM và Tây Ninh). Tổng mức đầu tư dự kiến là 15.900 tỉ đồng với hình thức đối tác công tư (Hợp đồng BOT). Trong đó, TP HCM đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ 5.901 tỉ đồng cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Dự án này nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, giảm tải cho Quốc lộ 22. Đây là tuyến giao thông cao tốc Xuyên Á, kết nối các trung tâm kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, các đô thị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các đầu mối cảng biển, cảng hàng không quốc tế của vùng và khu vực kinh tế ASEAN...
Hai là dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến sông Vàm Thuật) nằm trên quận Gò Vấp và quận Bình Thạnh. Tổng mức đầu tư dự kiến là 9.353 tỉ đồng, TP HCM đề nghị trung ương hỗ trợ toàn bộ.
Khu vực này là các khu nhà lụp xụp, tạm bợ, lấn chiếm rạch, môi trường ô nhiễm nặng, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh lây lan.
Ba là dự án cải tạo kênh Hy Vọng nằm trên quận Tân Bình. Tổng mức đầu tư dự kiến là 1.980 tỉ đồng, TP HCM đề nghị trung ương hỗ trợ toàn bộ.
Dự án này sẽ giúp khơi thông dòng chảy tuyến kênh Hy Vọng, giải quyết tiêu thoát nước mưa, giảm ngập úng cho Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và một phần lưu vực 51,3 ha lân cận.
Như vậy, tổng số vốn TP HCM kiến nghị Trung ương hỗ trợ là 17.234 tỉ đồng. UBND TP HCM cam kết đẩy nhanh tiến độ để triển khai các dự án, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần giúp thành phố phát triển ổn định và bền vững.
Ngoài ra, đối với công tác giải ngân vốn đầu tư công, TPHCM kiến nghị Bộ KH&ĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép Thành phố không áp dụng việc thực hiện giải ngân vốn đầu tư công đạt từ 60% đến ngày 30/9/2021 và đạt 95-100% đến hết niên độ kế hoạch năm 2021 như kế hoạch đề ra. Thành phố sẽ tiếp tục nỗ lực trong việc thực hiện giải ngân vốn đầu tư công vào các năm tiếp theo, phấn đấu đạt các mục tiêu đã đề ra theo đúng quy định.
Đề xuất giải pháp tiến tới chung sống an toàn với COVID-19
Ngày 15/9, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp với các chuyên gia Tổng hội Y học Việt Nam về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Tại cuộc họp, các chuyên gia, nhà khoa học nhận định dịch COVID-19 sẽ còn kéo dài, với khả năng năng liên tục xuất hiện các biến thể mới của SARS-CoV-2 nên cần có sự điều chỉnh về giải pháp, chiến lược phòng, chống dịch trong tình hình mới.
Đối với những địa phương có dịch bệnh nhiễm sâu, nặng như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An…, các ý kiến cho rằng, cần có những biện pháp chống dịch đặc biệt như những nơi bị lây nhiễm nặng nhất trên thế giới. Tương tự như các nước phát triển, những địa phương này cần tập trung kiểm soát nguồn lây để kéo giảm số ca mắc mới, giảm nhanh số ca tử vong, đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine phòng COVID-19; sau đó dần nới lỏng các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo trạng thái bình thường mới sau khi tiêm vaccine đạt được miễn dịch cộng đồng. Cùng với đó, sẽ thiết lập vành đai an toàn xung quanh khu vực này, kiểm soát chặt người ra vào, không để dịch lây lan ra các địa phương khác.
“Phát huy mạng lưới y tế địa phương để tập trung điều trị ở tầng 1, 2, 3, hạn chế nhảy tầng cao hơn. Điều trị ngay từ cấp cơ sở càng nhiều, càng nhanh bao nhiêu, càng hạn chế tốn kém, tử vong bấy nhiêu”, Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Tất Cường, Phó Tổng Giám đốc Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec đề nghị.
Các chuyên gia, nhà khoa học nhấn mạnh, tất cả người dân vẫn phải tiếp tục thực hiện nghiêm thông điệp 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà; khuyến cáo những điều chỉnh tích cực để hình thành các mô hình chung sống an toàn như sinh hoạt an toàn, giáo dục an toàn, đi lại an toàn, sản xuất an toàn…; thực hiện giãn cách xã hội khi cần thiết để làm chậm chuỗi lây nhiễm…
Để tiến tới chung sống an toàn với dịch bệnh, các chuyên gia đề xuất việc tăng cường năng lực đáp ứng y tế “4 tại chỗ”: Năng lực xét nghiệm (chủ động nguồn xét nghiệm kháng nguyên nhanh giá rẻ) gắn với điều tra dịch tễ; cách ly, thu dung phân loại ban đầu; các cơ sở điều trị có đầy đủ thuốc điều trị từ sớm, hệ thống oxy với giá thành rẻ, vaccine phòng COVID-19… Các bộ, ngành, cơ quan Trung ương cần chuẩn bị lực lượng cơ động về xét nghiệm, điều trị… để sẵn sàng chi viện cho các địa phương tùy diễn biến dịch bệnh. Chiến lược phòng, chống dịch giai đoạn mới cũng phải có các biện pháp, quy định cụ thể để bảo đảm an sinh xã hội, an toàn, an ninh trật tự cho người dân khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Tại cuộc họp, các chuyên gia, nhà khoa học đề xuất cần có các cơ chế huy động nguồn lực y tế tư nhân tham gia vào điều trị bệnh nhân COVID-19, cũng như công tác phòng, chống dịch tại cơ sở, đặc biệt hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất an toàn sau giãn cách.